NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
KIỂM TOÁN ĐIỀU TRA
Kiểm toán Nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính công tối cao của quốc gia, nhằm xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của số liệu quyết toán ngân sách nhà nước, kiểm tra tính tuân thủ pháp luật cũng như hiệu quả sử dụng nguồn lực công
Kiểm toán điều tra
KIỂM TOÁN ĐIỀU TRA – MỘT BIỆN PHÁP QUAN TRỌNG ĐỂ CÔNG CỤ PHÁT HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT

Hoàng Văn Chương -  Vụ trưởng Vụ Pháp chế KTNN

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã xuất hiện không ít những cá nhân có chức quyền, các tổ chức, đơn vị hay địa phương do buông lỏng quản lý, chạy theo tư lợi nên đã để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng trong quản lý kinh tế tài chính, thậm trí vi phạm pháp luật. Trong đó, nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy nhà nước lợi dụng để tham nhũng, dẫn đến tha hoá biến chất đã gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước.
    Để kịp thời ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất những hiện tượng tiêu cực, đồng thời giải quyết kịp thời những đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến tham ô, tham nhũng ở các ngành, các cấp và các khiếu nại của đơn vị được kiểm toán về kết quả kiểm toán hoặc đạo đức hành nghề của kiểm toán viên nhà nước. Kiểm toán Nhà nước cần tiến hành các cuộc kiểm toán điều tra làm trợ thủ cho việc giữ nghiêm và bảo vệ pháp luật. Trong thực tế hoạt động của Kiểm toán Nhà nước 5 năm qua, từ khi khảo sát để xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, nếu gặp những đối tượng kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đang có vấn đề mà cơ quan điều tra tiến hành xem xét thì thông thường không đưa vào kế hoạch kiểm toán. Đã có không ít cán bộ đảng viên có trách nhiệm gửi đơn thư đến Kiểm toán Nhà nước phản ánh hoặc báo động tình trạng vi phạm nghiêm trọng trong quản lý tài chính, tham ô, tham nhũng. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì không thuộc trách nhiệm giải quyết của Kiểm toán Nhà nước. Trường hợp năm đó Kiểm toán Nhà nước kiểm toán các đơn vị có đơn thư khiếu nại, tố cáo thì lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước lưu ý các Đoàn kiểm toán trong việc xác định trọng yếu kiểm toán hoặc chuyển cho cơ quan chức năng giải quyết. Do đó, đã không kịp thời ngăn chặn mà vô tình để kẻ gian lợi dụng hoành hành bòn rút tiền của Nhà nước. Nguyên nhân sâu sa của vấn đề là chưa có quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan nào trong việc phát hiện, ngăn chặn mà khi xảy ra rồi cơ quan điều tra mới vào cuộc. Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng thì trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng là không nhỏ. Vì vậy, thực hiện kiểm toán điều tra theo chuyên đề hoặc vụ việc là yêu cầu khách quan để giúp Đảng và Nhà nước giải quyết những vấn đề bức xúc đó, góp phần ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực xâm hại tài sản xã hội chủ nghĩa và dẫn đến tha hoá, biến chất của đội ngũ cán bộ quản lý.
Kiểm toán Nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính công tối cao của quốc gia, nhằm xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của số liệu quyết toán ngân sách nhà nước, kiểm tra tính tuân thủ pháp luật cũng như hiệu quả sử dụng nguồn lực công. Thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước cung cấp kết quả cho Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan nhà nước nhằm chấn chỉnh, hoàn thiện công tác quản lý tài chính, tư vấn, hướng dẫn cho các đơn vị để quản lý tài chính dần đi vào nề nếp, kiến nghị với các cơ quan chức năng của nhà nước để hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính quốc gia; kết quả kiểm toán được công bố công khai. Do vậy, hoạt động kiểm toán điều tra là cần thiết, khách quan để Kiểm toán Nhà nước đạt tới hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động kiểm toán.
Kiểm toán điều tra là hoạt động kiểm tra và đánh giá của Kiểm toán Nhà nước mang tính chất điều tra về một vụ việc, một chuyên đề có tính chất nghiêm trọng, có yêu cầu của cấp có thẩm quyền, có khiếu nại hoặc kiện cáo về tính chân thực, hợp pháp và tính hiệu quả trong hoạt động thu chi tài chính và các hoạt động kinh tế liên quan khác của đối tượng, đơn vị hoặc các hoạt động kinh tế tài chính có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần thiết phải được điều tra xem xét và kết lụân; trên cơ sở đó Kiểm toán Nhà nước đánh giá thực trạng tài chính của đơn vị để có những kiến nghị với  cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan tư pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở pháp lý để tiến hành kiểm toán điều tra
Theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước (Điều 14 Luật Kiểm toán nhà nước). Kiểm toán điều tra là loại kiểm toán đặc biệt, kết hợp cả ba lọai hình kiểm toán theo chức năng của Kiểm toán Nhà nước. Song đây thực chất là loại hình kiểm toán tuân thủ, lấy kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán hoạt động làm cơ sở và hỗ trợ cho kết quả của kiểm toán tuân thủ.
 Khoản 2 Điều 52 Luật Kiểm toán nhà nước quy định về thẩm quyền điều tra cụ thể của Kiểm toỏn viờn nhà nước: “Các thành viên đoàn kiểm toán có quyền áp dụng các phương pháp chuyên mụn, nghiệp vụ kiểm toán để thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán; kiểm tra, đối chiếu, xác nhận; điều tra đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán làm cơ sở cho các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đó kiểm toỏn”. Thực chất cỏc quy định về quyền hạn của Kiểm toỏn Nhà nước (Điều 16) và cỏc quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cỏc thành viờn Đoàn kiểm toỏn nhà nước như: thu thập bằng chứng kiểm toỏn, kiểm tra, trưng cầu giỏm định chuyờn mụn, niờm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản cỏ nhõn, kiến nghị xử lý… đều là những biện phỏp cơ bản được ỏp dụng phổ biến trong quỏ trỡnh điều tra hỡnh sự. Như vậy, kiểm toán viên nhà nước khi thực hiện kiểm toán, ngoài việc áp dụng các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ để thu thập bằng chứng kiểm toỏn, cũn thực hiện nghiệp vụ điều tra để làm rừ và xỏc nhận cỏc bằng chứng thu được trong quá trỡnh kiểm toỏn. Song, điều tra của Kiểm toán viên nhà nước khác với điều tra trong lĩnh vực tố tụng, hình sự, đó là điều tra mang tính hành chính và tiến hành khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân.
Để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật thì Kiểm toán Nhà nước phải tiến hành các cuộc kiểm toán điều tra khi cần thiết.
2. Điều kiện thực hiện cuộc kiểm toán điều tra
Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán điều tra khi:
- Bộ Chính trị, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;
- Phát hiện dấu hiệu vi pạm có hệ thống về chế độ kế toán, gian lận, lạm dụng chức quyề vv...
- Có khiếu nại, tố cáo liên quan đến đơn vị được kiểm toán;
-  Có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến kết quả kiểm toán đến đơn vị được kiểm toán vv...
- Có dấu hiệu vi phạm liên quan đến hoạt động của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên Nhà nước.
3. Tiêu chí của kiểm toán điều tra
Theo Từ điển tiếng Việt, "Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm". Như vậy, nghiên cứu tiêu chí của kiểm toán điều tra là tìm ra những tính chất và dấu hiệu đặc trưng của cuộc kiểm toán.
Các tiêu chí này sẽ giúp nhận biết cuộc kiểm toán điều tra không phải là cuộc kiểm toán thông thường, giúp phân biệt cuộc kiểm toán điều tra với cuộc kiểm toán điều tra khác, đặc biệt là cuộc kiểm toán điều tra phải có can dự đến việc xem xét, đánh giá, kết luận về hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế mà ở giới hạn chưa cần hình sự hoá và hình thành các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Như vậy, kiểm toán điều tra có đặc trưng chung của mọi cuộc kiểm toán, do Kiểm toán Nhà nước thực hiện 3 chức năng khách quan của mình và ở phạm vi các vi phạm kinh tế chưa đủ cấu thành tội phạm kinh tế (sẽ xử sự theo cuộc điều tra hình sự).
 4. Quan điểm cơ bản về kiểm toán điều tra
 Điều tra là việc thu thập thông tin một cách có hệ thống từ một tổng thể đã được xác định, thông qua phỏng vấn hoặc bảng câu hỏi điều tra được lập theo mẫu về các đơn vị trong tổng thể điều tra. Các cuộc điều tra được áp dụng để thu thập thông tin cụ thể và chi tiết từ một nhóm người hoặc tổ chức. Chúng đặc biệt trở lên hữu ích khi một trong số nhóm người hoặc tổ chức đó cần lượng hoá thông tin từ số lớn cá nhân về một vấn đề hay chủ đề cụ thể nào đó. Biểu câu hỏi điều tra lại phần lớn được sử dụng để thu thập những sự kiện không thể thu thập bằng nhiều cách khác và những sự kiện đó có ý nghĩa quan trọng làm căn cứ đối chiếu để chứng minh cho một quan điểm. Do đó, biểu câu hỏi điều tra được sử dụng khi người ta cần đến kiến thức toàn diện. Nghiên cứu tình huống và nhiều phương pháp nghiên cứu theo chiều sâu thường được sử dụng như yếu tố bổ sung.
Thực hiện kiểm toán điều tra là một biện pháp quan trọng để kiểm tra và kết luận chính xác một hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, trên cơ sở đó kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận, nghiên cứu, khảo sát về kiểm toán điều tra ở một số nước trên thế giới cũng như tình hình thực tiễn của nước ta hiện nay trong công tác kiểm toán và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí cho thấy kinh nghiệm của các nước có thể giúp chúng ta tiếp thu có chọn lọc để áp dụng phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của Việt Nam nhằm tạo ra một bước đột phá trong hoạt động kiểm toán để góp phần ngăn ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế và chống tham nhũng.
Có thể nói, kiểm toán điều tra là một biện pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm toán và uy tín của ngành, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền.
Quan điểm cơ bản về kiểm toán điều tra là:
- Kiên trì thực thi quyền, chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước theo quy định của pháp luật, thực hiện kiểm toán điều tra nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.
- Coi kiểm toán điều tra là giải pháp đột phá nhằm góp phần lành mạnh hoá các quan hệ tài chính công, đưa Kiểm toán Nhà nước thực sự trở thành đội quân xung kích đáng tin cậy trong cuộc chiến chống tham nhũng và phát hiện những sai phạm về kinh tế, tài chính.
- Tổ chức, quản lý và điều hành kiểm toán điều tra trong khuôn khổ quy định của luật Kiểm toán Nhà nước, Luật Ngân sách nhà nước, Luật kế toán... và tuân thủ chuẩn mực, quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, đồng thời phải có những thích ứng mới phù hợp với tính chất đặc trưng của kiểm toán điều tra.
- Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và công quỹ Quốc gia phải tạo mọi điều kiện để kiểm toán điều tra được thực hiện và đạt tới hiệu lực, hiệu quả.
- Có bước đi và lộ trình phù hợp, đảm bảo tính cẩn trọng và phù hợp với năng lực của Kiểm toán Nhà nước và khai thác tối đa sự phối hợp, hợp tác của nhà chức trách và các cơ quan liên quan.
5. Phương châm kiểm toán điều tra
Kiểm toán điều tra là loại hình kiểm toán đặc biệt và có tính tổng hợp. Vì vậy, để thực hiện được tốt, có hiệu quả cần quán triệt các phương châm cơ bản sau đây:
- Chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của đảng về đấu tranh chống tội phạm kinh tế, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Kiểm toán nhà nước vv... chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, nghiên cứu, nắm tình hình nhằm và phát hiện kịp thời các dấu hành vi vi phạm pháp luật và đưa ra kiến nghị xử lý.
- Kiểm toán điều tra phải đảm bảo tính kịp thời, khắc phục tình trạng né tránh, sự va chạm và phải phù hợp với tình hình thực tiễn của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về đấu tranh chống tham nhũng nói chung và về  kiểm toán điều tra nói riêng.
- Tiến hành khẩn trương, kiên quyết nhưng phải thận trọng, từng bước và phải được chuẩn bị kỹ lưỡng về chủ trương, các biện pháp và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức thí điểm một số cuộc kiểm toán điều tra riêng rẽ hoặc lồng ghép trong các cuộc kiểm toán thông thường. Trên cơ sở đó tổng kết, rút kinh nghiệm để từng bước  mở rộng phạm vi và đối tượng cần kiểm toán.
- Đảm bảo sự lãnh đạo chặt chẽ của Bán cán sự đảng và đảng uỷ Kiểm toán Nhà nước cũng như Đảng uỷ khối và Đảng đoàn Quốc hội..
5. Xác định mô hình kiểm toán điều tra
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm kiểm toán điều tra của một số nước và kinh nghiệm của một số cuộc kiểm toán mang màu sắc điều tra của Kiểm toán Nhà nước trong những năm qua để xây dựng một mô hình kiểm toán điều tra phù hợp cho Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. Những vấn đề chính trong mô hình kiểm toán có thể áp dụng cho Kiểm toán Nhà nước như sau:
Phải xác định mục tiêu và yêu cầu của kiểm toán điều tra: kiểm toán điều tra phải đảm bảo khách quan, đúng đắn, kịp thời để đưa ra kết luận cụ thể về từng nội dung theo yêu cầu đã đề ra, có vi phạm pháp luật kinh tế hay không. Từ đó hoàn thiện hồ sơ chuyển các cơ quan chức năng xem xét và xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Xác định chủ thể kiểm toán điều tra: trong kiểm toán điều tra, chủ thể đương nhiên phải là cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Do tính chất đặc thù và tầm quan trọng của nó, cuộc kiểm toán này không thể uỷ thác hoặc thuê các công ty kiểm toán hoặc kiểm toán viên độc lập  thực hiện.
    Đối với Kiểm toán Nhà nước, khi xuất hiện một cuộc kiểm toán điều tra, Tổng Kiểm toán Nhà nước  có thể giao cho một đơn vị Kiểm toán chuyên ngành, Vụ Pháp chế hoặc Vụ Chế độ và kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện. Cũng có thể thành lập một đơn vị kiểm toán chuyên ngành để thực hiện kiểm toán điều tra. Tuỳ theo tính chất của từng cuộc kiểm toán, Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng có thể giao cho các Kiểm toán Nhà nước khu vực tiến hành kiểm toán điều tra  với các đối tượng kiểm toán thuộc địa bàn quản lý của khu vực.
- Xác định đối tượng kiểm toán điều tra: các cơ quan, đơn vị, qỷan lý và sử dụng ngân sách Nhà nước, các cá nhân, các nhà lãnh đạo vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm cần được làm rõ; các cuộc kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện nhưng có khiếu nại, tố cáo về kết quả kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước. Cụ thể:
+ Các đơn vị đang có vi phạm về pháp luật kinh tế;
+ Các đơn vị có dấu hiệu vi phạm pháp luật kinh tế;
+ Các cơ quan, đơn vị và cá nhân quản lý kinh tế có đơn thư khiếu nại, tố cáo về các vi phạm pháp luật của các cá nhân và tổ chức;
+ Kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý, kiểm tra cán bộ của Đảng và Nhà nước (khi có khiếu nại, tố cáo).
+ Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước có dấu hiệu vi phạm Luật Kiểm toán nhà nước.
- Nội dung và phạm vi kiểm toán điều tra:
 Nội dung kiểm toán điều tra:
+ Các nội dung có liên quan đến những vấn đề có khiếu nại, tố cáo, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đang vi phạm pháp luật kinh tế. Những đơn vị có sự không chính xác hay bị bóp méo trong việc thu chi ngân sách.
+ Tình hình thu chi tài chính có liên quan đến vấn đề cần điều tra của đơn vị được kiểm toán;
+ Tính đúng đắn và hiệu quả của các quyết định kinh tế quan trọng có liên quan đến quản lý và điều hành của lãnh đạo đơn vị bị kiểm toán;
+ Tính đúng đắn và hiệu quả của các hoạt động kinh tế của đơn vị liên quan đến vấn đề cần làm rõ trong kiểm toán điều tra; 
+ Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp chủ yếu của đơn vị liên quan đến vấn đề kiểm toán hay có khiếu nại, tố cáo;
+ Tình hình quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước ở đơn vị liên quan đến vấn đề có khiếu nại, tố cáo;
+ Tình hình chấp hành chính sách, chế độ và pháp luật của tập thể và cá nhân có liên quan trong đơn vị.
Phạm vi kiểm toán điều tra: Tuỳ theo yêu cầu và tình hình cụ thể, có thể kiểm toán toàn diện các nội dung hoặc một số nội dung nói trên đối với từng đối tượng kiểm toán cụ thể. Tuy nhiên, ở đây chỉ giới hạn những vấn đề cần điều tra làm rõ để có kết luận cụ thể liên quan đến sai phạm chưa đến mức cấu thành tội phạm kinh tế, nếu ở mức cao hơn Kiểm toán Nhà nước sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan bảo vệ pháp luật để làm rõ.
- Xác định thời gian kiểm toán: thời gian có liên quan đến vấn đề cần điều tra, làm rõ, có thể trong niên độ kế toán, kiểm toán hoặc thời gian trước, sau có liên quan.
- Xác định thời kỳ kiểm toán: kiểm toán điều tra có thể khoanh niên độ kiểm tra trong một năm hay một số năm tuỳ theo tính chất của từng cuộc kiểm toán.
- Cơ chế phối hợp trong kiểm toán điều tra: để thực hiện kiểm toán điều tra đạt kết quả, đối với những cuộc kiểm toán phức tạp, cần có sự phối hợp liên ngành, giữa một số cơ quan trong và ngoài ngành, bao gồm:
+ Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước;
+ Uỷ ban Kiểm tra Trung ương;
+ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan trực thuộc;
+ Toà án nhân dân tối cao và các cơ quan trực thuộc;
+ Bộ Công an, các cơ quan thuộc Bộ Công an và các sở Công an.
Trong đó, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chủ trì chủ động điều tra làm rõ những nội dung kiểm toán, khi cần thiết Kiểm toán Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan để xác minh, thu thập bằng chứng kiểm toán, kết luận cụ thể từng vấn đề theo quy định của luật Kiểm toán Nhà nước. Trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm, Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ chuyển cơ quan điều tra truy tố, xét xử. Trong phạm vi, quyền hạn của mình các cơ quan điều tra, truy tố xét xử có trách nhiệm phối kết hợp với cơ quan Kiểm toán Nhà nước theo quy định của pháp luật.
    - Xây dựng quy trình kiểm toán điều tra: Quy trình kiểm toán điều tra là việc quy định các bước, trình tự và các quy định bắt buộc khi tiến hành một cuộc kiểm toán; là việc kiểm tra, hướng đẫn chi tiết quy định trong chương trình kiểm toán sẽ được tiến hành hệ thống và hợp lý. Kiểm toán điều tra được thực hiện thông qua 4 bước sau: lập kế hoạch kiểm toán; thực hiện kiểm toán; báo cáo kết quả kiểm toán và hoàn thiện hồ sơ kiểm toán; sử dụng kết quả kiểm toán và kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm toán.
6. Giải pháp để thực hiện kiểm toán điều tra
    Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật “Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với mọi cơ quan, tổ chức có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước” (Điều 13, 14 Luật Kiểm toán nhà nước).
    Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước cần tiếp thu kinh nghiệm kiể toán điều tra của một số nước để xây dựng mô hình kiểm toán, xác định và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm có thể triển khai hoạt động kiểm toán điều tra phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Các giải pháp chính bao gồm:
    - Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và hệ thống các quy định nghiệp vụ cho hoạt động kiểm toán điều tra.     
    - Quy định quyền và trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước, của các cơ quan liên quan đến hoạt động  kiểm toán điều tra trong các định chế pháp luật liên quan.
    - Xây dựng quy trình và phương pháp kiểm toán phù hợp với tính chất    hoạt động của loại hình kiẻm toán điều tra.
- Tổ chức kiểm toán điều tra phù hợp với yêu cầu thực tiễn và trình độ phát triển của Kiểm toán Nhà nước.
    7. Trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan liên quan trong kiểm toán điều tra
    Để chuẩn hoá hoạt động kiểm toán điều cần quy định rõ trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước trong hoạt động kiểm toán gắn với từng lĩnh vực cụ thể như: ngân sách nhà nước, đầu tư- dự án và doanh nghiệp nhà nước.
    - Trách nhiệm của các cơ quan Đảng và Nhà nước: trong việc quy định trách nhiệm cụ thể đối với việc thực thi nhiệm vụ và chấp hành pháp luật của nhà nước của cá nhân lãnh đạo các cấp trong thời gian đương nhiệm và tập thể đơn vị đối với các hành vi sau:
    + Không chấp hành hoặc cố tình vận dụng sai đường lối, chính sách của đảng;
    + Quyết định và ra các quyết định trái pháp luật gây thiệt hại lớn về kinh tế;
    + Hành vi trực tiếp vi phạm pháp luật của nhà nước về tài chính kinh tế;
    + Hành vi bật đèn xanh, sai khiến, ra lệnh, dung túng bao che nhân viên cấp dưới vi phạm các quy định của nhà nước về kinh tế tài chính;
    + Hành vi tắc trách không làm tròn bổn phận;
    + Các hành vi khác vi phạm kỷ luật của nhà nước về kinh tế tài chính.
    Trách nhiệm chủ quản của cán bộ lãnh đạo chỉ là trách nhiệm lãnh đạo và quản lý của họ về tính chân thực, tính hợp pháp, tính hiệu quả trong thu chi tài chính, ngân sách của ban ngành, đơn vị hay địa phương do mình quản lý và các hoạt động kinh tế liên quan khác ngoài trách nhiệm trực tiếp.
    - Trách nhiệm của các cơ quan tư pháp: các cơ quan công an, viện kiểm sát, toà án theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Kiểm toán Nhà nước để điều tra, xét xử các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính. Trên cơ sở kết quả của kiểm toán điều tra, Kiểm toán Nhà nước hoàn thiện hồ sơ các vụ việc vi phạm pháp luật chuyển cơ quan điều tra để truy tố và đề nghị xét xử theo đúng quy định của pháp luật
    - Trách nhiệm của đối tượng kiểm toán: ngoài các quy định như các cuộc kiểm toán thông thường, đối với cuộc kiểm toán điều tra cần cung cấp đầy đủ, kịp thời các báo cáo, thông tin, tài liệu cần thiết cho đoàn kiểm toán.
    - Trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước:
    + Trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước thực thi quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của Nhà nước, như: Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết của pháp luật.
    + Trước khi kiểm toán, phải xây dựng kế hoạch kiểm toán trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt. Khi tiến hành kiểm toán mỗi đoàn, tổ kiểm toán đều phải có kế hoạch chi tiết và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    + Kiểm toán Nhà nước hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; các hành vi can thiệp, gây trở ngại bất hợp pháp đối với công việc kiểm toán của cơ quan kiểm toán hoặc kiểm toán viên, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật; trường hợp cần thiết có thể kiến nghị các cơ quan quản lý, lãnh đạo các đơn vị đó áp dụng các biện pháp tổ chức để đảm bảo cho công tác kiểm toán được tiến hành bình thường.
    + Trường hợp phát hiện Kiểm toán viên có mối quan hệ về lợi ích có thể ảnh hưởng đến sự công bằng trong kiểm toán thì Trưởng đoàn kiểm toán đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước thay thế kiểm toán viên đó.
+ Trước khi tiến hành kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước cần tham khảo ý kiến của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý và những cơ quan hữu quan về những thông tin liên quan đến đối tượng, cơ quan được kiểm toán. Các cơ quan này có trách nhiệm thông báo tình hình có liên quan cho Kiểm toán Nhà nước biết.
    + Trong quá trình tiến hành kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước có thể dùng hình thức văn bản, toạ đàm với các đơn vị, cá nhân có liên quan để tiến hành điều tra, xác minh về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán điều tra. Trường hợp, vượt quá phạm vi, quyền hạn, thì Kiểm toán Nhà nước bàn giao cho các cơ quan hữu quan theo trình tự pháp lý: cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý để điều tra xác minh, các cơ quan này có trách nhiệm tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả điều tra, xác minh cho Kiểm toán Nhà nước.              
    + Khi kiểm toán điều tra, Kiểm toán Nhà nước có thể sử dụng, tham khảo kết quả kiểm toán về tài chính hoặc lĩnh vực có liên quan đến vấn đề cần điều tra của kiểm toán độc lập, nhưng không được lấy kết quả đó làm kết quả chính thức của Kiểm toán Nhà nước để kết luận.             
    + Sau khi tiến hành kiểm toán, đoàn kiểm toán phải lập báo cáo kiểm toán theo quy định và nộp báo cáo kiểm toán cho lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước. Trước khi nộp báo cáo, Đoàn kiểm toán phải tổ chức lấy ý kiến của lãnh đạo cơ quan được kiểm toán để tham khảo, nếu không có ý kiến gì thì được coi là thống nhất. Trường hợp có ý kiến khác về kết quả kiểm toán, Tổ kiểm toán phải nghiên cứu và kiểm tra lại.
    + Kiểm toán viên, Tổ, Đoàn kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm toán của mình.
    - Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong kiểm toán điều tra: các cơ quan liên quan trong kiểm toán điều tra là các cơ quan đảng, nhà nước trực tiếp quản lý, điều hành đối tượng hoặc đơn vị bị kiểm toán, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ và các cơ quan khác. Các cơ quan này trong phạm vi, quyền và trách nhiệm của mình cần hỗ trợ, phối hợp để kiểm toán điều tra của Kiểm toán Nhà nước được thực hiện có hiệu quả.
   
Như vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán, đồng thời hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, Kiểm toán Nhà nước cần thiết phải tiến hành các cuộc kiểm toán điều tra để có kết luận chính xác, cụ thể về các hành vi vi phạm pháp luật của các tập thể và cá nhân, kiến nghị với các cơ quan pháp luật xử lý theo quy định của pháp luật./.

TIN MỚI CẬP NHẬT
LIÊN KẾT WEBSITE
TẠP CHÍ IN
  • Tổng mục lục năm 2021
  • Tổng mục lục năm 2020
  • Tạp chí số 146 (Tháng 12/2019)