LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN
CƠ CHẾ GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
Một trong những phương pháp được đề cập khá nhiều trong thời gian gần đây là kiểm soát tự nguyện các hoạt động xuất khẩu từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, cũn được biết đến dưới tên “Cơ chế giám sát xuất khẩu”.
Cơ chế giám sát hàng hóa xuất khẩu trong bối cảnh Việt nam gia nhập WTO

Cơ chế giám sát xuất khẩu


Cho đến nay chưa có bất kỳ một định nghĩa hay cách hiểu thống nhất nào về “cơ chế giám sát xuất khẩu”. Bản thân thuật ngữ “giám sát xuất khẩu” cũng không được sử dụng thống nhất. Nếu hiểu theo nghĩa một cơ chế nhằm kiểm soát hoạt động xuất khẩu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện, nhằm phục vụ những mục đích khác nhau như an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người… thỡ Việt Nam và hầu hết cỏc nước đều đó và đang duy trỡ những cơ chế giám sát như vậy.

Nếu hiểu “cơ chế giám sát xuất khẩu” theo nghĩa một cơ chế mà Nhà nước thiết lập để kiểm soát các hoạt động xuất khẩu nhằm hạn chế nguy cơ bị áp dụng các rào cản thương mại ở nước nhập khẩu thì hầu như không tìm thấy một quốc gia nào có một “cơ chế” như vậy. Thực tế này có thể được giải thích bởi nhiều lý do.

Về phương pháp: Khú cú một cơ chế giám sát nào có thể áp dụng thống nhất cho tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu. Trong thực tiễn thương mại, mỗi loại hàng hoá xuất khẩu của mỗi nước phải đối mặt với những nguy cơ rào cản khác nhau, ở những mức độ khác nhau trên mỗi thị trường xuất khẩu. Tất cả các yếu tố này biến đổi tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của hoạt động thương mại và mối tương quan giữa lượng nhập khẩu (có lớn hay không), cách thức nhập khẩu (có lành mạnh hay không) và tỡnh trạng của ngành sản xuất nội địa liên quan của nước nhập khẩu (có bị thiệt hại hay không và mức độ thiệt hại đến đâu) trong từng thời điểm cụ thể. Vỡ thế, một cơ chế kiểm soát thống nhất, lâu dài đối với tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu là không tưởng, hoặc giả sử có một cơ chế như vậy thỡ cũng khụng thể cú hiệu quả. Ngay cả khi với mỗi loại hàng hoỏ cụ thể Nhà nước thiết lập một cơ chế kiểm soát xuất khẩu riêng, ổn định thỡ điều này cũng khó khả thi ít nhất bởi lý do: nguy cơ rào cản có thể xảy ra với hầu hết các loại hàng hoá, nếu mỗi loại hàng phải thiết lập một cơ chế giám sát riêng thỡ chi phớ về nhõn lực, vật lực để duy trỡ những cơ chế như vậy sẽ là gánh nặng quá lớn đối với bất kỳ Chính phủ nào.
Về tớnh hiệu quả: sử dụng một cơ chế tĩnh để đối phó với những rủi ro động không bao giờ là đơn giản. Cũng như vậy, khó có thể chắc chắn về tính hiệu quả của việc áp dụng cơ chế giám sát xuất khẩu ổn định. Mỗi “cơ chế” liên quan đến cả một bộ máy và phương pháp hoạt động nên cần sự ổn định tương đối, vỡ thế điều chỉnh, nếu cần, chỉ có thể chấp nhận ở quy mô nhỏ và không quá khác biệt để đối phó với những loại rào cản thương mại (đặc biệt là thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ) vốn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó phải kể đến các yếu tố chính trị rất khó lường (ví dụ khả năng lobby của ngành sản xuất liên quan, thời điểm nhạy cảm về bầu cử tại nước nhập khẩu, sức nặng trong tiếng nói của các nhóm đại diện người tiêu dùng…). Điều này giải thích một phần tại sao dù phải chịu rất nhiều thiệt hại từ các vụ kiện chống bán phá giá, Chính phủ các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu…vẫn chưa và có lẽ là không có ý định thiết lập một cơ chế giám sát xuất khẩu hàng hoá để đối phó với những rủi ro này.
Từ góc độ chi phí: việc thiết lập một cơ chế giám sát xuất khẩu của Nhà nước cho tất cả hoặc cho từng nhóm mặt hàng sẽ đũi hỏi những chi phớ rất lớn từ tất cả cỏc chủ thể liờn quan. Nhà nước sẽ phải dành một khoản không nhỏ để xây dựng và duy trỡ cỏc cơ chế này (bao gồm cả nhân lực, phương tiện, quy trỡnh vận hành…). Xó hội (cụ thể là cỏc doanh nghiệp) cũng sẽ phải chịu những chi phớ tương đối lớn về thời gian, nhân lực để tuân thủ. Với tính chất là một thủ tục kiểm soát hành chính, cơ chế giám sát xuất khẩu có thể sẽ không tránh khỏi những căn bệnh hành chính cố hữu, đặc biệt là bệnh nhũng nhiễu, hối lộ có thể gây nên những hệ quả khác có thể nảy sinh trong quá trỡnh thực thi một hoặc cỏc cơ chế kiểm soát xuất khẩu như vậy. Ngoài ra, với các cơ chế này, bộ máy Nhà nước sẽ phải mở rộng tương đối, một vấn đề tương đối khó trong hoàn cảnh hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam, đang cố gắng tinh giản bộ máy và hạn chế sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh… Rừ ràng các nước có lý do để cân nhắc thận trọng khi phải đánh đổi những chi phí quá lớn như trên cho những hiệu quả khá mơ hồ.


Ở Hoa Kỳ, Uỷ ban Công nghiệp và An ninh (Bureau of Industry and Security – BIS) thuộc Bộ Thương mại là cơ quan giám sát bằng cách cấp phép xuất khẩu cho một số trường hợp nhất định, phụ thuộc vào tính chất của hàng hoá. Hàng hóa được kiểm soát chủ yếu là các sản phẩm có công nghệ cao, phức tạp; sản phẩm có nguồn cung khan hiếm; những thông tin kỹ thuật hoặc sản phẩm có liên quan đến quốc phòng, phát triển hoặc phổ biến vũ khí…. Chủ thể/nơi nhận là một số nước, tổ chức, cá nhân mà Hoa Kỳ liệt vào danh sách hạn chế hoặc cấm nhận một số loại hàng hoá từ Hoa Kỳ và mục đích sử dụng cuối cùng của sản phẩm xuất khẩu như sản phẩm có liên quan tới mục đích quân sự, khủng bố…. Ngoài BIS, một số cơ quan khác cũng tham gia vào việc kiểm soát vật phẩm hoặc dịch vụ xuất khẩu nhằm mục tiêu bảo vệ các lợi ích công cộng quan trọng bằng cách cấp giấy phép ngoài hệ thống của BIS hoặc một số hình thức kiểm soát khác như FDA (Cục quản lý thực phẩm - dược phẩm), PTO (Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu), EPA (Cục bảo vệ môi trường), DTSA (Cục An ninh Công nghệ Quốc phòng)…Tuy nhiên, mục tiêu của các hoạt động kiểm soát này hoàn toàn không nhằm  phục vụ việc đối phó với các rào cản thương mại mà nước ngoài áp đặt đối với hàng hoá Hoa Kỳ. Thậm chí việc kiểm soát không liên quan đến tính chất thương mại của đối tượng xuất khẩu tức là không phụ thuộc vào việc đối tượng đó được xuất khẩu vì mục tiêu thương mại, quân sự hay sử dụng cá nhân. Tương tự, Vương Quốc Anh hiện đang duy trì một hệ thống kiểm soát xuất khẩu với mục tiêu nhằm thúc đẩy an ninh toàn cầu thông qua các hoạt động giám sát mang tính chiến lược và tạo điều kiện cho các hoạt động xuất khẩu “một cách có trách nhiệm”…

Cơ chế giám sát xuất khẩu ở Việt nam

Việt Nam từ lâu đã duy trì các biện pháp kiểm soát khác nhau đối với hàng hoá xuất khẩu. Trong giai đoạn kinh tế bao cấp trước đây, hầu hết các hoạt động xuất khẩu đều phải xin cấp phép hoặc bị kiểm soát. Hiện nay, các hoạt động xuất khẩu thương mại được Chính phủ đẩy mạnh và khuyến khích.

Bên cạnh việc thực hiện thuế suất thuế xuất khẩu của hầu hết các hàng hóa đều bằng không và các doanh nghiệp được hoàn thuế; các thủ tục hành chính được giảm bớt, các chủ thể xuất khẩu tự chịu trách nhiệm về hàng hoá của mình, hình thức cấp phép vẫn được duy trì đối với một số loại hàng hoá đặc biệt (ví dụ văn hoá phẩm, một số loại tài nguyên thiên nhiên….). Ngoài ra, Chính phủ sử dụng một loạt các hình thức kiểm soát kể cả hình thức kiểm soát tự nguyện và bắt buộc khác đối với hàng hoá xuất khẩu như kiểm soát chất lượng hàng hoá (ví dụ NAFIQAVED kiểm soát chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu), đăng ký xuất khẩu (ví dụ Bộ Khoa học Công nghệ cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ đối với hợp đồng xuất, nhập khẩu các các công nghệ thuộc nhóm hạn chế chuyển giao…), kiểm dịch thực vật xuất khẩu theo yêu cầu (Cục bảo vệ thực vật)…. Giống như các quốc gia khác, việc kiểm soát xuất khẩu nói trên của Việt Nam được thực hiện nhằm mục tiêu bảo vệ những lợi ích công cộng quan trọng như an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên…. Những biện pháp này góp phần vào mục tiêu kiểm soát hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đứng trên giác độ kỹ thuật, những biện pháp trên hoàn toàn không phải được thiết kế nhằm mục tiêu đối phó với những rào cản thương mại ở các thị trường xuất khẩu mà hàng hoá Việt Nam có thể phải đối mặt.

Các biện pháp đối phó với những rào cản thương mại

Những bất cập của cái gọi là “cơ chế giám sát xuất khẩu” không đồng nghĩa với các nước không áp dụng những biện pháp khác nhau để giảm thiểu nguy cơ bị áp dụng các loại rào cản thương mại. Việt Nam hoàn toàn có thể nghiên cứu và sử dụng một biện pháp thích hợp vì mục tiêu này. Điều quan trọng là ở chỗ tính chất, chủ thể thực hiện cũng như đích hướng tới của các biện pháp này phải được xác định dựa trên tính khả thi, tính hiệu quả và chi phí thấp nhất có thể.

Biện pháp đối phó chỉ đem lại hiệu quả tích cực nếu nó dược xử lý dựa trên các nguyên nhân trực tiếp của các rào cản thương mại. Các rào cản thương mại được chia thành hai nhóm phân biệt nhau khá rõ rệt về tính chất và căn cứ áp dụng, nên các biện pháp đối phó cũng vì thế phải phân thành hai nhóm tương ứng.

1. Biện pháp đối phó với các rào cản thường trực: Thực hiện tốt các yêu cầu về mặt kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu

Các rào cản thương mại mang tính thường xuyên đang được các nước sử dụng phổ biến bao gồm các điều kiện về kỹ thuật (ví dụ các yêu cầu về chất lượng, về nhãn mác, bao bì); các đòi hỏi về vệ sinh dịch tễ (áp dụng chủ yếu đối với các hàng hoá xuất nhập khẩu là nông sản, các sản phẩm động thực vật khác); các yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ… Đây là các quy định bắt buộc và tương đối ổn định mà hàng hoá nhập khẩu từ tất cả các nguồn đều phải tuân thủ.Với tính chất như vậy, biện pháp đối phó duy nhất với các rào cản này là đảm bảo rằng hàng hoá Việt Nam trước khi xuất khẩu đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu này. Để tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu có thể thực hiện tốt các yêu cầu đó,  phía Việt Nam cần duy trì các đơn vị thường trực, theo từng chuyên ngành, để thực hiện việc kiểm soát điều kiện kỹ thuật hoặc vệ sinh dịch tễ đối với từng nhóm hàng hoá cụ thể nhằm bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu loại hàng hoá liên quan.

Tuy nhiên, thực tế đặt ra hiện nay đó là “ai” sẽ thực hiện việc kiểm soát này, và “hiệu lực” của việc kiểm soát như thế nào?

Nếu thủ tục kiểm soát là bắt buộc tương tự như một hình thức giấy phép: Với biện pháp này, doanh nghiệp sẽ phải mất thêm chi phí tuân thủ; Tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu sẽ có hiệu quả bảo vệ sẽ cao hơn, ít bị rủi ro hơn.

Nếu thủ tục này là tự nguyện tức là doanh nghiệp tự đề nghị kiểm soát hàng để đảm bảo yêu cầu theo hợp đồng hoặc đảm bảo uy tín…Về nguyên tắc sẽ thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí cho xã hội nhưng sẽ có nguy cơ một số hàng hoá không đảm bảo yêu cầu nhưng vẫn được xuất khẩu dẫn tới thiệt hại chung cho cả cộng đồng.

Trên thực tế, không có nước nào duy trì một hệ thống kiểm soát bắt buộc đối với tất cả các loại hàng hoá theo các yêu cầu kỹ thuật của từng nước nhập khẩu bởi chi phí cho việc này quá lớn trong khi nguy cơ lại phân bố không đều giữa các sản phẩm, các thị trường. Vì vậy, ngoài những hình thức kiểm soát xuất khẩu bắt buộc theo cam kết quốc tế (tương tự như cách Đài Loan duy trì Hệ thống kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới theo cam kết gia nhập WTO của lãnh thổ này). Sẽ tốt hơn nếu duy trì các hình thức kiểm soát thường xuyên ở dạng “tự nguyện” đối với các loại hàng hoá và chỉ chuyển thành “bắt buộc” đối với những mặt hàng xuất sang những thị trường đang có nguy cơ cao, ví dụ khi một thị trường phát đi tín hiệu sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ hơn đối với một loại hàng hoá do phát hiện các lô hàng không đạt tiêu chuẩn quy định…như đã thấy với trường hợp thủy sản Việt Nam xuất sang thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada….

Về chủ thể thực hiện, nếu thủ tục kiểm soát được thực thi bởi Nhà nước thông qua một cơ quan quản lý Nhà nước, hiệu quả quản lý có thể sẽ tốt hơn đặc biệt đối với trường hợp kiểm soát bắt buộc. Tuy nhiên, việc thành lập thêm các đơn vị mới hoặc bổ sung chức năng cho các đơn vị đang tồn tại để thực hiện việc kiểm soát tự nguyện hoặc bắt buộc đối với tất cả các loại hàng hoá sẽ là không thể với những lý do về chi phí và bất cập về bộ máy hành chính. Vì vậy, sẽ thuận lợi và linh hoạt hơn nhiều nếu Nhà nước trao chức năng này cho các tổ chức hoặc đơn vị phi Chính phủ bao gồm các Hiệp hội và doanh nghiệp. Các tổ chức này sẽ thực hiện việc kiểm soát như là một hianhf thức dịch vụ. Trường hợp kiểm soát là bắt buộc thì đây là hình thức thực hiện dịch vụ công theo uỷ quyền của Nhà nước. Thực tế, việc uỷ quyền một số hoạt động quản lý từ Nhà nước sang các Hiệp hội và các thiết chế dân sự khác đang là một xu hướng khá phổ biến trên thế giới.

2. Biện pháp đối phó với các vụ kiện thương mại: biện pháp phũng trỏnh tốt nhất là giảm thiểu cỏc rủi ro này bằng cỏch đa dạng hoá thị trường, không tập trung quá nhiều hàng hóa xuất khẩu một thị trường nào, nâng cao trị giá hàng hoá bằng cách tăng xuất khẩu hàng có chất lượng cao thay vỡ hàng giỏ rẻ và cú “cơ chế dự báo nguy cơ” cho phép theo dừi thường xuyên động thái của ngành sản xuất nội địa liên quan nhằm phát hiện kịp thời những nguy cơ khởi xướng vụ kiện.

Các vụ kiện thương mại như kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ là loại rào cản mang tính trừng phạt, chỉ áp dụng đối với các mặt hàng nhất định từ một số nước nhất định. Và vì thế, đây là những loại rào cản “có điều kiện” và biện pháp đối phó được cho là những cách thức làm “triệt tiêu” sự tồn tại của các điều kiện đó.

Về nguyên tắc, các rào cản này chỉ áp dụng khi có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh của hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài; như vậy cách đối phó về lý thuyết là không thực hiện những hành vi cạnh tranh bất hợp pháp (ví dụ không bán phá giá, không trợ cấp…).

Trên thực tế, không phải hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà là việc tăng lượng nhập khẩu ồ ạt vào một thị trường với giá rẻ khiến ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nhanh chóng mất thị phần và khả năng cạnh tranh thường là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những vụ kiện thương mại; thái độ của ngành sản xuất nội địa là điều kiện trực tiếp cho việc khởi xướng vụ kiện. Do đó, về logic, biện pháp phòng tránh tốt nhất là giảm thiểu các rủi ro này bằng cách đa dạng hoá thị trường, không tập trung quá nhiều hàng hóa xuất khẩu một thị trường nào, nâng cao trị giá hàng hoá bằng cách tăng xuất khẩu hàng có chất lượng cao thay vì hàng giá rẻ và có “cơ chế dự báo nguy cơ” cho phép theo dõi thường xuyên động thái của ngành sản xuất nội địa liên quan nhằm phát hiện kịp thời những nguy cơ khởi xướng vụ kiện.

Như vậy, đối với các rào cản loại này, chúng ta cần một hệ thống phức hợp nhiều biện pháp với tính chất khác nhau từ phía nhà nước và các cơ quan chức năng và đặc biệt là sự chủ động từ phía doanh nghiệp xuất khẩu.

Nhà nước, các cơ quan chức năng, các hiệp hội cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp như tuyên truyền, cảnh báo nguy bị kiện để tất cả các doanh nghiệp nắm vững và có kế hoạch ứng phó một cách chủ động. Mặt khác nhà nước cần có các biện pháp cứng rắn hơn như hạn chế số lượng, ấn định giá sàn, áp dụng thuế xuất khẩu… tuỳ thuộc vào tình hình thực tế.

Các biện pháp như tuyên truyền, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về tình hình thương mại liên quan đến sản phẩm, thu thập thông tin thường xuyên về ngành sản xuất nội địa nước xuất khẩu để cảnh báo kịp thời các nguy cơ, chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ ví dụ duy trì hệ thống sổ sách kế toán rõ ràng, hợp chuẩn; lưu giữ các số liệu đầy đủ, chính xác… cần thực hiện thường xuyên, liên tục. Cũng vì các biện pháp này mang tính lâu dài nên việc thiết kế các cơ chế tương ứng cần tính đến yếu tố này từ góc độ chi phí, khả năng duy trì và tính hiệu quả. Chẳng hạn, đối với việc thu thập cơ sở dữ liệu về tình hình xuất khẩu, cần chú ý đến việc cải tổ hệ thống quản lý số liệu của cơ quan hải quan để từ đó có dữ liệu cần thiết thay vì thiết kế mới một cơ chế đăng ký hay báo cáo tốn kém chỉ để phục vụ mục tiêu này.

Đối với các biện pháp “cứng rắn” kiểu ấn định hạn ngạch xuất khẩu, ấn định giá sàn... việc áp dụng khi nào và như thế nào cần được cân nhắc cẩn trọng và cần có lộ trình cụ thể. Bởi các yếu tố là nguyên nhân dẫn tới những vụ kiện thương mại là không xác định nên hiệu quả của việc kiểm soát để phòng ngừa là rất mong manh trong khi chi phí để thực hiện các biện pháp này lại rất lớn đặc biệt là từ phía doanh nghiệp.

Nhìn lại bài học của Trung Quốc vào thời điểm trước 1/1/2005 (thời điểm Hiệp định đa sợi với nguyên tắc về hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may hết hiệu lực) có thể thấy nhiều điểm thú vị. Trước hiện thực rõ ràng là hàng dệt may Trung Quốc sẽ xâm lấn ồ ạt tất cả các thị trường sau khi chế độ hạn ngạch được dỡ bỏ và không ít nước đã cảnh báo khả năng sử dụng các công cụ rào cản thương mại đặc biệt là chống bán phá giá và biện pháp tự vệ để chống lại làn sóng hàng dệt may Trung Quốc giá rẻ, ở Trung Quốc vào thời điểm đó đã dấy lên những tranh luận khá gay gắt về biện pháp để đối phó. Chính phủ Trung quốc đã tính đến việc Nhà nước trực tiếp kiểm soát và hạn chế lượng xuất khẩu, ấn định mức giá sàn… cho các doanh nghiệp dệt may và nhiều biện pháp khác. Cuối cùng, những giải pháp trung gian chắc chắn hơn và bớt tính “can thiệp” hơn đã được lựa chọn. Cụ thể, Trung Quốc chọn cách ký thoả thuận về hạn ngạch đối với một số loại hàng dệt may với Hoa Kỳ thay vì tự mình hạn chế lượng xuất. Với biện pháp này, Trung Quốc đã đạt được sự ngầm định với Hoa Kỳ rằng trong khuôn khổ hạn ngạch, lượng xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc vào Hoa Kỳ có thể không bị xem như là “quá lớn” đến mức làm tổn thương ngành sản xuất nước này. Ngoài ra, Trung Quốc còn áp dụng thuế xuất khẩu đánh vào hàng dệt may theo số lượng để vừa hạn chế lượng xuất vừa khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may có chất lượng và trị giá cao. Bên cạnh đó, trên cơ sở thương lượng và thoả thuận, các Hiệp hội dệt may Trung Quốc quyết định áp dụng các mức giá sàn xuất khẩu cho doanh nghiệp trong Hiệp hội mình để tự hạn chế khả năng bán phá giá. Chính phủ Trung Quốc xem như đứng ngoài vấn đề này và vì thế có thể tránh được các chỉ trích về việc Chính phủ can thiệp vào quyền quyết định của doanh nghiệp, một vấn đề khá nhạy cảm trong các xem xét về quy chế phi thị trường.

Ví dụ này một lần nữa cho thấy việc lựa chọn biện pháp đối phó như thế nào đối với các vụ kiện thương mại là việc cần cân nhắc từ nhiều góc độ đặc biệt là cách mà Nhà nước hạn chế can thiệp trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu liên quan cũng như việc nhấn mạnh vai trò của các Hiệp hội ngành hàng.

Về phía doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần có một chiến lược kinh doanh cụ thể hướng vào sự đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu bằng cách đầu tư các dây chuyền công nghệ cao, lựa chọn các hợp đồng xuất khẩu có giá trị cao. Đặc biệt doanh nghiệp phảI theo dõi thường xuyên các động thái của các doanh nghiệp nộI địa và chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu khi có nguy cơ bị kiện.

Mục tiêu tận dụng các cơ hội xuất khẩu mà việc gia nhập WTO đem lại là chính đáng và hoàn toàn khả thi. Vấn đề còn lại là làm thế nào để vượt qua những thách thức vốn song hành với những cơ hội này. Cơ chế giám sát xuất khẩu có thể là một giải pháp với điều kiện đó phải là một cơ chế “mở” và “động”!

                                                  Th.s Nguyễn Thị Mai Phương

                                                        Viện Khoa học Tài chính


TIN MỚI CẬP NHẬT
LIÊN KẾT WEBSITE
TẠP CHÍ IN
  • Tổng mục lục năm 2021
  • Tổng mục lục năm 2020
  • Tạp chí số 146 (Tháng 12/2019)