LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ HTX
Cùng với những lợi ích về kinh tế, những năm qua các HTX đã giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động trong nhiều lĩnh vực như: ngông nghiệp, thủy sản, tín dụng nhỏ, xây dựng, giao thông vận tải….
Hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế HTX

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỖ TRỢ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC KINH TẾ HTX

                                                                                            

                                                               PGS.TS. Nguyễn Đình Hựu

 

Từ khi ra đời đến nay, các HTX VN đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế-xã hội của đất nước. Trong mỗi giai đoạn, các HTX đều có những dấu ấn riêng và có những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Đặc biệt các HTX ở VN đã trải qua một bước chuyển đổi quan trọng từ HTX kiểu cũ chuyển sang HTX kiểu mới theo Luật HTX sử đổi năm 2003.

            Cho đến thời điểm hiện nay, cả nước có 44 liên hiệp HTX, 17900 HTX và 320.000 tổ hợp tác (THT). Có khoảng 12.5 triệu xã viên và người lao động tham gia trong các HTX và có khoảng 3,5 triệu lao động tham gia các THT. Quy mô của các HTX là rất khác nhau, phụ thuộc vào đặc thù của từng vùng địa lý. Hầu hết các HTX nông nghiệp thường có quy mô trên 100 xã viên, trong khi đó phần lớn (60%) các HTX tiểu thủ công nghiệpchir có quy mô từ 10-20 xã viên.(1)

            Cùng với việc phát triển về số lượng HTX, trong những năm qua hiệu quả xản xuất kinh doanh của các HTX cũng đã được nâng cao một bước. Hoạt động của nhiều HTX được đổi mới, thiết thực gắn với lợi ích của các thành viên. Nhiều HTX đã khắc phục được trì trệ yếu kém, nỗ lực vươn lên, phát triển với quy mô lớn hơn, chất lượng hoạt đọng ổn định và có tính bền vững hơn. Số HTX có lãi nhiều hơn và mức lãi trung bình trong một HTX cũng cao hơn. Điều tra 1.244 HTX thuộc tất cả các ngành nghề cho thấy 87% đã có lãi, 90% - có trích lập quỹ, 55% chia lãi cho xã viên. Ngoài số HTX hoạt động không hiệu quả đã bị giải thể, các HTX chuyển đổi trong nông nghiệp đã bước đầu khắc phục tình trạng thua lỗ kéo dài. Số HTX nông nghiệp hoạt động có lãi đã chiếm 68% (2). Theo phân loại của Liên minh HTX các tỉnh, thành phố, số HTX khá, giỏi hiện chiểm 42% (tăng 2% so với năm 2004), HTX trung bình chiếm 44% (giảm 0,9%) và số HTX yếu kém chiếm 14% (giảm 1%).

            Cùng với những lợi ích về kinh tế, những năm qua các HTX đã giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động trong nhiều lĩnh vực như: ngông nghiệp, thủy sản, tín dụng nhỏ, xây dựng, giao thông vận tải….

            Là tổ chức kinh tế tương trợ mang tính xã hội cao, gắn chặt với cộng dồng dân cư, HTX với bản chất và giá trị của mình đã góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định cuộc sống người dân, nâng cao phúc lợi xã hội.

            HTX là nhân tố quan trọng góp phần dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội đặc biệt là ở cơ sở và khu vực nông thôn.

            Tuy vậy, so với các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh của các HTX còn rất thấp, tốc đọ tăng trưởng không ổn định, lợi ích kinh tế mà các HTX dêm lại chưa tác đọng mạnh tới đời sống của các xã viên nói riêng và tới toàn bộ nền kinh tế nói chung. Số lượng HTX khá giỏi tuy có tăng nhưng mức tăng còn thấp; tiêu chí đánh giá HTX khá giỏi cũng chưa thống nhất và còn mang tính chủ quan bởi thiếu số liệu báo cáo, thống kê cụ thể. Trong thực tế, số lượng HTX hoạt đọng có lãi tăng nhưng mức lãi còn thấp, không đủ tích lũy hay tái đầu tư mở rộng sản xuất. Số lượng HTX yếu kém giảm không đáng kể; vẫn còn nhiều HTX chỉ tồn tại hình thức hoạc làm ăn thua lỗ, tạo hình ảnh, uy tín không tốt trong xã hội.

            Những khó khăn chủ yếu khiến cho các HTX kinh doanh thiếu hiệu quả có thể nhìn thấy như sau:

            Trình độ cán bộ, xã viên HTX còn thấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu phát triển.

             So với các loại hình doanh nghiệp khác thì nhìn chung trình độ văn hóa của lao động làm việc trong các HTX rất thấp. Phần lớn lao động trong các HTX có trình độ văn hóa từ cấp II trở xuống, tỷ lệ lao đông tốt nghiệp cấp III rất thấp (dưới 20%).

             Trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong HTx rất hạn chế: chỉ có khoảng 10% số chủ nhiệm HTX có trình đọ cao đẳng hoặc đại học, chỉ tiêu này tương ứng với các chức danh kế toán trưởng và trưởng Ban kiểm soát là: 12% và 8%. Nếu xem xét trong toàn bộ lực lượng lao động khu vực HTX thì trình độ chuyên môn kỹ thuật lại càng thấp. Theo điều tra về các HTX năm 2005, lao động trong các HTX có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiểm dưới 5%.

            Một trong những lý do quan trọng khiến trình độCMKT của lao động trong HTX thấp là do họ ít có cơ hội được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Các chương trình này thường hạn chế về số lượng và bất cập về nội dung, phương thức đào tạo. Từ thực tiễn này đặt ra yêu cầu bức thiết phải tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và cải tiến nội dung, phương thức theo hướng thiết thực và phù hợp hơn đối với đội ngũ lao động trong các HTX.

            Cũng do trình độ thấp nên các HTX còn gặp nhiều lúng túng, vưỡng mắc trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các HTX rất cần nhận được sự hỗ trợ về tư vấn.

             Hai là Trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu

            Cơ sở vật chất kỹ thuật của các HTX nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ, trình đọ công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là phổ biến. Chỉ có 17% HTX có máy móc, phương tiện làm việc đáp ứng được yêu cầu làm việc; 33% chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc; 50% HTX rất thiếu máy móc, phương tiện làm việc. Do công nghệ sản xuất lạc hậu nên các HTX chỉ tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực truyền thống, mẫu mã sản phẩm đơn điệu không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, các HTX hiện nay rất cần hỗ trợ, phổ biến thông tin, chuyển giao công nghệ.

            Do những yếu kém nêu trên việc tham gia của các HTX vào thị trường cũng rất hạn chế. Vì vậy, ngoài việc hỗ trợ cho các HTx về khoa học, công nghệ, đào tạo các HTX hiện nay cũng cần hỗ trợ nhiều hơn trong lĩnh vực xúc tiến thương mại để có thể vươn ra hội nhập và tiến hành các hoạt động thương mại quốc tế.

            Ba là thiếu vốn sản xuất – kinh doanh phổ biến và kéo dài

            Nhìn chung vồn điều lệ của các HTX thấp, có nhiều HTX chỉ có số vốn dưới 100 triệu VNĐ. Việc huy đọng vón nội bộ cuat HTX gặp nhiều khó khăn do các xã viên chưa tìm thấy lợi ích thiết thực của mình trong đó, mặt khác do bản thân nguồn đòa tạo trong nội bộ xã viên là rất có hạn.

            Cùng với việc nguồn vón nội bộ hạn chế, các HTX cũng rất khó tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài. Các HTX thường bị thiếu thông tin về các nguồn tài chính, tín dụng, không hiểu rõ quy trình, thủ tục, không biết cách xây dựng các dự án để huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Ngoài ra, các HTX chưa tạo được uy tín cao đối với các tổ chức tín dụng nên việc vay vốn thường gặp nhiều trở ngại hơn so với các doanh nghiệp.

            Từ những khó khăn nêu trên cho thấy các HTX rất cần được hỗ trợ về tài chính tín dụng để đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh.

Bốn là nhận thức của cán bộ quản lý HTX và xã viên về HTX còn nhiều sai lệch, chưa đầy đủ, trong khi đó nhận thức của toàn xã hội về kinh tế HTX và HTX còn rất hạn chế và thiếu thống nhất

            Nhiều cán bộ quản lý HTX và hầu hết xã viên hiểu rất mơ hồ về các nguyên tắc, giá trị của HTX, về nững đặc trưng của HTX kiểu mới, về các nội dung quy định trong Luật HTX, đặc biệt là các quyền và nghĩa vụ của HTX, các quyền và nghĩa vụ của xã viên đối với HTX. Nhiều xã viên vẫn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ cuat HTX và bao cấp của Nhà nước, chưa coi HTX là của chính mình, thiếu tích cực tham gia đóng góp, xây dựng HTX. Do đó, việc hỗ trợ truyên truyền cho cán bộ, xã viên hiểu đúng, hiểu rõ về các giá trị, nguyên tắc của HTX là cần thiết. Về phía xã hội, từ chỗ nhìn nhận HTX như một cứu cánh to lớn của CNXH, đến lúc vào thị trường thì đánh giá quá thấp, không đầy đủ và thiên lệch về kinh tế hợp tác và HTX. Điều đó đã và sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến việc tạo lập moi trường thuận lợi cho HTX phát triển.

Năm là các HTX còn bị ảnh hưởng, ràng buộc nhiều từ khuôn khổ chính sách

Mặc dù những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ HTX, đặc biệt là đã ban hành Luật HTX 2003 và Thông tư 88 vế các chính scahs hỗ trợ HTX…nhưng các chính sách chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập. Việc triển khai các chính sách còn chậm (như chính sách hỗ trợ về đào tạo dài hạn cho cán bộ, xã viên HTX). Sự can thiệp quá sâu của các cấp chính quyền cơ sở vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX ( nhất là đối với các HTX nông nghiệp) đã hạn chế tính tự chủ, sáng tạo của HTX. Do đó, trong giai đoạn tới cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chính sách đối với các HTX, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho các HTX nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ chiến lược kinh tế của Đảng và Nhà nước, nhất là đường lối, chính sách đối với nông nghiệp, nông dân vùng sâu và vùng xa còn nhiều gian khó.

Sáu là sự chuyển đổi loại hình sản xuất kinh doanh cho phù hợp với điều kiện mới, nhất là thời kỳ hậu WTOcủa bản chất phong trào HTX là lạc hậu, nhỏ lẻ chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện của HTX nói riêng và kinh tế hợp tác nói chung.

Sáu hạn chế đó đã làm cho sung lực vón cócuar HTX bị hạn chế, hình ảnh HTX với tư cách là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường bị hiểu sai lệch. Và cuối cùng,             mang lại lợi ích ngày càng cao cho xã viên đạt được không cao.

Định hướng phát triển hoạt động hỗ trợ HTX để HTX và kinh tế hợp tác làm tròn vai trò của nó

Theo nghiên cứu của chúng tôi và nhiều chuyên gia, để HTX phát triển thời gian tới, cần xúc tiến công tác hỗ trợ HTX theo các hướng sau:

1.Hỗ trợ là chức năng quan trọng hàng đầu của Liên minh HTX Việt Nam. Hỗ trợ HTX phát triển là một chức năng chính, là một nội dung công tác giữ vai trò quan trọng của Liên minh HTX VN, là động lực góp phần thúc đẩy kinh tế hợp tác, HTX phát triển. Liên minh HTX Vn là đầu mối tỏ chức, triển khai, tối ưu hóa các nguồn lực và trợ giúp về cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường pháp lý cho HTX phát triển.

2.Phát triển hoạt động hỗ trợ phải gắn với nhu cầu phát triển HTX. Công tác hỗ trợ phát triển phải gắn với sự phát triển của kinh tế hợp tác, HTX, gắn với các thành viên, tập trung giải quyết những vấn đề mà thành viên thực sự có nhu cầu; đồng thời phải giúp cho các thành viên nâng cao năng lực quản lý, mở rộng hoạt động phát triển và đổi mới sản xuất kinh doanh trong điều kiện thị trường và hội nhập.

3.Huy động mọi nguồn lực cho hoạt động hỗ trợ phát triển HTX. Công tác hỗ trợ phát triển của Liên minh HTX VN phải gắn được với việc triển khai các chương trình phát triển chung của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: đào tạo, KHCN, các chương trình, dự án kinh tế - xã hội… đồng thời phải gắn với các chương trình đó của các bộ, ngành và các địa phương nhằm tối ưu hóa việc khai thác, tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn lực cho sự phát triển của HTX.

4.Xây dựng các dịch vụ hỗ trợ theo hướng chuyên nghiệp hóa. Khuyến khích phát triển các hoạt động hỗ trợ theo hướng chuyên nghiệp hóa. Chuyển một số hoạt động hỗ trợ theo hướng dịch vụ hóa, cạnh tranh về giá cả, cạnh tranh về chất lượng, hiệu quả, thời gian và phong cách phục vụ. Luôn luôn chủ động linh hoạt, tìm hiểu, đáp ứng những nhu cầu mới của thị trường và nhu cầu thiết thực của các HTX.

Mục tiêu tổng quát của chiến lược hỗ trợ HTX có thể là:

1.Năng cao năng lực kinh doanh của các HTX, các thành viên, các hộ gia đình để có thể duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, đủ sức cạnh tranh với thành phần khinh tế khác trong nước và từng bước tham gia thị trường quốc tế.

2.Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn và ngoại thành, ngoại thị để xóa đói, giảm nghèo; tạo việc làm; ổn định xã hội; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

3.Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho các thanh viên, xã viên HTX và các chủ thể khác tham gia vào kinh tế hợp tác một cách bình đẳng và trong khuôn khổ pháp luật.

4.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hút lao động tạo sự phát triển bền vững cho khu vực kinh tế HTX, chú trọng      quản lý và khoa học công nghệ cho HTX.

5.Nâng cao nhận về giá trị và nguyên tắc HTX cho xã viên và cọng đồng xã hội.

 

Mục tiêu cụ thể chiến lược hỗ trợ HTX

 

Liên minh HTX VN đã phân loại hỗ trợ HTX theo các mục tiêu cụ thể sau là:

- Đến năm 2020 số HTX làm ăn khá, giỏi (theo tiêu chí phân loại của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khoảng 10,700 HTX, so sánh với 7400 HTX làm ăn khá giỏi hiện nay.

- GDP của khu vực kinh tế tập thể đến năm 2020 khoảng 25,8 tỷ đô la (không tính đến lạm phát), hiện nay khu vực kinh tế tập thể đóng góp khoảng 16,8 tỷ đô la;

- Đến năm 2020: trên 30% số cán bộ chủ chốt trong các HTX có đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên (tỷ lệ hiện tại tương ứng là 10,5%); khoảng 15% số HTX có cán bộ được đào tạo trình độ cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành về HTX (bắt đầu từ năm 2020 trường cán bộ HTX và DNN sẽ bắt đầu tổ chức đào tạo cán bọ chuyên ngành về HTX với lưu lượng bình quan 500 học viên/năm.

- Thu nhập bình quân của lao động trong kinh tế tập thể, của xã viên HTX, thành viên HTH tăng gấp 2 lần so với năm 2008, không tính đến lạm phát.

- Thu hút trên 80-85% trên tổng số hộ dân trên địa bàn nông thôn tham gia các hình thức kinh tế tập thể, hoặc sử dụng dịch vụ của các THT HTX. (số hiện tại 57.5%).

- Tạo thêm 4 triệu việc làm đến năm 2020.

- Đến năm 2020, các xã viên HTX nhận thức rõ ràng bản chất, các giá trị và nguyên tắc của HTX. Vị trí, vai trò của HTX được khẳng định trong đời sống kinh tế xã hội.

Nếu đạt được điều này, vào thập niên 20 của thế kỷ 21, kinh tế hợp tác nói chung và HTX nói riêng sẽ có một diện mạo, một vị thế hoàn toàn mới./.
TIN MỚI CẬP NHẬT
LIÊN KẾT WEBSITE
TẠP CHÍ IN
  • Tổng mục lục năm 2021
  • Tổng mục lục năm 2020
  • Tạp chí số 146 (Tháng 12/2019)