LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Ở TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Mô hình Tập đoàn kinh tế (TĐKT), công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ, Quá trình hình thành và phát triển các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam được hình thành chủ yếu là từ việc chuyển đổi và sắp xếp lại các doanh nghiệp, các Tổng công ty Nhà nước - chuyển đổi từ các Tổng công ty được thành lập theo các quyết định số 91/TTg, 90/TTg sang mô hình TĐKT, công ty mẹ - công ty con
Hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất ở tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam

Đối với các TĐKT và đối tượng sử dụng thông tin, thì yêu cầu cung cấp một bức tranh toàn cảnh, tổng thể về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một nhu cầu tất yếu và hợp lý thông qua hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất (BCTCHN). Tổ chức hệ thống BCTCHN đóng vai trò quan trọng, quyết định. Vấn đề lại càng  nên phức tạp đối với quá trình tổ chức hệ thống BCTCHN ở nước ta, do chưa có những quy chế tài chính thống nhất về TĐKT cũng như những quy định của kế toán về vấn đề này, nhất là đối với những TĐKT hoạt động có tính chất đặc thù và nhiều loại hình kinh doanh lẫn lộn như ở Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT).

Ở nước ta, yêu cầu pháp lý về lập BCTCHN xuất hiện đầu tiên là theo Quýêt định số 72/2000/QĐ-UBCK ngày 29/12/2000 của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước về việc ban hành quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán. Tiếp theo, tại thông tư số 57/2004/TT-BTC ngày 17/06/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chế độ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, có thể nói đánh dấu mạnh mẽ nhất đó là sự ra đời của Chuẩn mực kế toán số 25 – BBCTCHN và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con được Bộ Tài chính ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 và được hướng dẫn tại Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005, Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007.

Việc hoàn thiện tổ chức hệ thống BCTCHN ở VNPT có thể xem xét trên các khía cạnh chủ yếu sau:

* Hoàn thiện cơ sở pháp lý hiện hành về những vấn đề liên quan đến lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất

- Quy định rõ về đối tượng áp dụng và thời điểm lập BCTCHN: Đối tượng và thành phần liên quan đến quá trình lập BCTCHN bao gồm: công ty mẹ - phải lập BCTC riêng và BCTCHN, các công ty con - phải lập BCTC riêng, các công ty liên kết - phải lập BCTC riêng.

            + Quy định về thời điểm lập BCTCHN: về thời điểm lập BCTCHN đó là khi quyền kiểm soát được thiết lập thì phải lập Bảng CĐKTHN, sau đó vào cuối các niên độ sẽ tiến hành lập BCTCHN của tập đoàn. Với cách quy định về thời điểm lập BCTCHN như thế nào sẽ khắc phục được việc tính toán các chỉ tiêu liên quan trong quá trình lập BCTCHN như lợi ích cổ đông thiểu số, lợi thế thương mại …cũng như nếu quá trình đầu tư đạt được qua nhiều giai đoạn.

- Quy định thống nhất về cách xử lý Lợi thế thương mại: Nếu như áp dụng cách xử lý lợi thế thương mại theo như quy định của quốc tế là đánh giá lại hàng năm thì sẽ có ưu điểm là luôn biết được lợi thế thương mại của từng thời kỳ là bao nhiêu. Nếu áp dụng theo như của Việt Nam hiện niên thì coi như khoản chi phí trả trước và hàng năm sẽ phân bổ vào chi phí theo từng thời kỳ, cách này có ưu điểm là dàn đều các khoản chi phí và không gây sự phức tạp hơn trong quá trình tính toán. Tuy nhiên, thời gian phân bổ lợi thế thương mại cũng cần được thống nhất là 10 năm hay là 20 năm?

- Quy định thống nhất về phương pháp xác định Lợi ích của cổ đông thiểu số: Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì lợi ích của cổ đông thiểu số  nên lựa chọn và xác định  theo một trong ba cách sau:

Cách 1: Lợi ích của cổ đông thiểu số được xác định căn cứ vào vốn chủ sở hữu của công ty con theo giá trị ghi sổ và tỷ lệ lợi ích kinh tế của cổ đông thiểu số trong vốn chủ sở hữu của công ty con.

Cách 2: Lợi ích của cổ đông thiểu số được xác định căn cứ vào gía trị hợp lý của vốn chủ sở hữu và tỷ lệ lợi ích kinh tế của cổ đông thiểu số trong vốn chủ sở hữu công ty con.

Cách 3: Lợi ích của cổ đông thiểu số được xác định căn cứ vào giá trị hợp lý của vốn chủ sở hữu và tỷ lệ lợi ích kinh tế của cổ đông thiểu số, ngoài ra còn phải xác định số lợi thế thương mại phân bổ cho cổ đông thiểu số.

Theo của VAS hiện hành không quy định cách xác định lợi ích của cổ đông thiểu số khi quyền kiểm soát được thiết lập, nhưng xu hướng chung sẽ áp dụng phương pháp xác định trên cơ sở giá trị hợp lý và như vậy sẽ phù hợp hơn.

     - Quy định về xử lý và điều chỉnh đối với các giao dịch nội bộ: Theo VAS 25 - đoạn 14 thì “Số dư các tài khoản trên Bảng CĐKT giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn, các giao dịch nội bộ, các khoản lãi nội bộ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch này phải được loại trừ hoàn toàn. Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ cũng phải được loại bỏ trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được” và đoạn 15 “Số dư các tài khoản trên Bảng CĐKT và các giao dịch giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn, bao gồm các khoản doanh thu, các khoản chi phí, cổ tức phải được loại trừ toàn bộ. Các khoản lãi chưa thực hiện từ các giao dịch nội bộ nằm trong giá trị còn lại của tài sản, như hàng tồn kho và TSCĐ cũng được loại trừ hoàn toàn. Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đã được khấu trừ khi xác định giá trị ghi sổ của tài sản cũng được loại bỏ trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được”. Điều này có nghĩa là phải loại trừ toàn bộ:

+ Số dư các tài khoản trên giữa các đơn vị trong tập đoàn.

+ Các giao dịch nội bộ giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn (doanh thu, chi phí, cổ tức).

+ Các khoản lãi chưa thực hiện từ các giao dịch nội bộ nằm trong giá trị còn lại của tài sản: hàng tồn kho, TSCĐ.

+ Các khoản lỗ chưa thực hiện (trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó là không thể thu hồi).

- Quy định về cách xác định và xử lý đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong quá lập Báo cáo tài chính hợp nhất: Khi lập BCTCHN do phải điều chỉnh các khoản giao dịch giữa công ty mẹ với các công ty con trong tập đoàn và ngược lại, nên sẽ phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời.

- Quy định đơn giản hơn nữa đối với việc áp dụng và trình bày Báo cáo bộ phận: Theo VAS 28 thì đối với bộ phận được chia thành hai lĩnh vực là lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý (khu vực địa lý dựa trên vị trí của tài sản tức là nơi sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất hoặc nơi các dịch vụ của doanh nghiệp được hình thành và khu vực địa lý dựa trên vị trí của khách hàng tức là thị trường mà nơi các sản phẩm của doanh nghiệp được bán hoặc nơi mà các dịch vụ được cung cấp).

* Nội dung hoàn thiện tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất ở Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam

- Các giải pháp hoàn thiện về tổ chức thu thập thông tin phục vụ lập Báo cáo tài chính hợp nhất:        

+ Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán cần được chuyên môn hoá hơn nữa về tổ chức BCTCHN. Cần thiết phải có bộ phận, cán bộ chuyên trách vấn đề này tại các đơn vị trực thuộc, có như vậy ngay từ các khâu phát sinh tại các đơn vị trực thuộc này thì bộ phận, cán bộ chuyên trách mới biết được cách xử lý cũng ghi chép số liệu. Có thể mô tổ chức bộ máy kế toán chuyên trách phục vụ lập BCTCHN của toàn VNPT như sơ đồ sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


+ Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: chứng từ phục vụ cho quá trình lập BCTCHN là các BCTC riêng và các tài liệu liên quan, nên mặc dù về các sổ kế toán phục việc việc lập BCTCHN. Áp dụng Sổ kế toán mới phục vụ quá trình hợp nhất BCTC đó là Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh; bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất; sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh; sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh; bảng xác định phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh; bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh, Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất..

- Các giải pháp hoàn thiện xử lý thông tin phục vụ lập Báo cáo tài chính hợp nhất.

            + Công tác chuẩn bị trước khi thực hiện lập Báo cáo tài chính hợp nhất: Bộ phận có trách nhiệm lập BCTCHN sẽ thiết kế các mẫu biểu và các chứng từ liên quan nhằm thu thập thông tin một cách đầy đủ hơn, tại vì ngoài những thông tin trực tiếp thực hiện cho việc lập BCTCHN còn có những thông tin khác cũng gián tiếp phục vụ cho công tác hợp nhất như tình hình kinh doanh, thông tin về các bên liên quan….

         + Đồng hoá sự khác biệt giữa công ty mẹ, các công ty con và các đơn vị liên quan: Thực hiện đồng hoá các chính sách kế toán đối với các giao dịch trong những điều kiện và hoàn cảnh tương tự, thực hiện đồng hoá đối với các BCTC riêng không được lập cùng kỳ kế toán…

- Các giải pháp hoàn thiện về kỹ thuật lập hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất.

         + Xử lý các khoản Nợ phải thu, Nợ phải trả đối với Báo cáo tài chính tổng hợp của khối hạch toán phụ thuộc: Thực tế hiện nay tại VNPT đã và đang sử dụng các Tài khoản phản ánh các khoản Nợ phải thu, phải trả nội bộ như sau: TK 136 được theo dõi các TK cấp 2: TK 1362 - Phải thu giữa tập đoàn với đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc; TK 1363 - Phải thu giữa đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc với đơn vị trực thuộc; TK 1364 - Phải thu giữa công ty tiết kiệm bưu điện và Bưu điện tỉnh về dịch vụ tiết kiệm bưu điện và chuyển tiền; TK 1368 - Phải thu nội bộ khác; TK 1369 - Phải thu nội bộ dài hạn khác. TK 336 cũng được mở tương ứng các TK: TK 3362 - Phải trả giữa tập đoàn với đơn vị hạch toán phụ thuộc; TK 3363 - Phải trả giữa đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và đơn vị trực thuộc; TK 3364 - Phải trả giữa công ty tiết kiệm bưu điện và bưu điện tỉnh; TK 3368 - Phải trả nội bộ khác; TK 3369 - Phải trả nội bộ dài hạn. Ngoài ra các TK thanh toán nội bộ này còn mở chi tiết các TK cấp 3, TK cấp 4.

+ Xử lý về Tài sản cố định luân chuyển nội bộ

+ Hoàn thiện quy định hợp nhất Báo cáo tài chính của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam có các công ty con là các đơn vị hành chính sự nghiệp: VNPT cần tiếp tục hoàn thiện vấn đề này để hướng tới một BCTCHN phản ánh đầy đủ hơn.

Có thể kết hợp các Tài khoản của hai khối trên như sau:

- Các Tài khoản có cùng tên gọi và nội dung kinh tế sẽ được hợp cộng với nhau như Tài khoản TM, TGNH, TSCĐ, XDCB dở dang..

- Khoản “Phải trả nợ vay” cần xem xét lại sổ chi tiết để biết các khoản Vay ngắn hạn và vay dài hạn và cộng với các khoản “Vay ngắn hạn”, “Vay dài hạn” tương ứng của khối sự nghiệp.

- Các Tài khoản của khối sự nghiệp cần hình thành riêng biệt và bổ sung thêm trong Bảng CĐKTHN là “Kinh phí đã quyết toán chuyển sang năm sau”, “Nguồn kinh phí hoạt động”, “Nguồn kinh phí dự án”, “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ”.

- Các quỹ cơ quan của khối sự nghiệp được đặt mục tương đương và cộng với các quỹ Doanh nghiệp tương ứng với từng quỹ của khối sự nghiệp, và “Quỹ khác” để thành một khoản mục riêng.

- Tài khoản 311 – Các khoản phải thu của khối sự nghiệp được cộng với Tài khoản 131 - Phải thu của các hàng, 138- phải thu khác của khối SXKD

Ngoài ra các tài khoản khác chỉ có ở một khối mà không có ở khối khác thì nên để trên một khoản mục và hình thành khoản mục đó trên BCTCHN.

+ Xử lý tồn tại và áp dụng phương pháp Vốn chủ sở hữu đối với các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh: hiện nay khi lập BCTCHN của VNPT thì các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh đều sử dụng phương pháp giá gốc do đó  dẫn đến đến tình trạng là phản ánh không trung thực, hợp lý số liệu. Để khác phục vấn đề này cần thiết phải xử lý những tồn tại của các khoản đầu tư này bằng cách mở số theo dõi chi tiết các khoản đầu tư này đồng thời cũng phải mở sổ chi tiết để theo dõi các khoản đầu tư mới của VNPT để bắt buộc phải áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu khi lập BCTCHN.

+ Kế toán thuế thu nhập phát sinh khi hợp nhất Báo cáo tài chính

- Hoàn thiện tổ chức phân tích và cung cấp  thông tin của Báo cáo tài chính hợp nhất.

+ Về thời gian lập, nộp, kiểm tra và hợp nhất Báo cáo tài chính: VNPT cần có những quy định cứng nhắc hơn nữa về thời gian lập, nộp BCTCHN. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng quy trình, phải có những quy định chặt chẽ hơn nữa, trong việc thu thập, tổ chức lập BCTCHN, cũng như hoàn chỉnh kỹ thuật lập BCTCHN. Đồng thời cần thiết phải ứng dụng tin học nhiều hơn nữa vào quá trình này.

+ Sử dụng các chỉ tiêu phân tích để cung cấp thêm thông tin một cách toàn diện phục vụ yêu cầu quản lý: phân tích khả năng thanh toán; phân tích tốc độ luân chuyển của Hàng tồn kho; phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán; phân tích hệ số khả năng sinh lời; phân tích tình hình tăng trưởng; phân tích tỷ lệ sinh lời vốn cổ phần thường; phân tích hệ số tạo tiền; phân tích tốc độ luân chuyển vốn; dự báo nhu cầu tài chính.

                                                                              NCS, Chúc Anh Tú


TIN MỚI CẬP NHẬT
LIÊN KẾT WEBSITE
TẠP CHÍ IN
  • Tổng mục lục năm 2021
  • Tổng mục lục năm 2020
  • Tạp chí số 146 (Tháng 12/2019)