NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
VẬN DỤNG THƯỚC ĐO EVA TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG
Có nhiều chỉ tiêu đo lường (thước đo) đánh giá kết quả về mặt kinh tế và hiệu quả gọi chung là thành quả (performance)(1) của một doanh nghiệp kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
      Mỗi thước đo được sử dụng đều cung cấp những thông tin trên các khía cạnh khác nhau về mức độ đóng góp của các nguồn lực tài chính và phi tài chính vào kết quả đạt được. Đặc biệt là các thước đo phản ánh hiệu quả đầu tư thường xuyên được sử dụng cho việc lập dự án đầu tư, thẩm định và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các doanh nghiệp như: ROI (Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư), ROA ( tỷ suất sinh lời của tài sản), ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ) và một thước đo gần đây nhất thường xuyên được các học giả trên thế giới ca ngợi như là một “thước đo vạn năng” phù hợp nhất cho việc sử dụng đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp và có thể thay thế được cho các thước đo khác. Đó chính là thước đo EVA (Economic Value Added ) giá trị kinh tế tăng thêm.

Thuật ngữ EVA xuất hiện từ sớm năm 1989 (Finegan, 1989). Tuy nhiên, nó nhận được ít sự quan tâm cho đến tháng 9/2003 khi bài báo trong tạp chí Fortune (Tully, 1993) cung cấp một mô tả chi tiết khái niệm EVA, do Stern Stewart thực hiện, và những áp dụng EVA thành công của các tập đoàn lớn ở Mỹ. Sau danh tiếng của bài báo viết về EVA như là một thước đo cải tiến hiệu quả hoạt động thì hàng loạt nghiên cứu liên quan đến thuật ngữ này ra đời và những ứng dụng rộng khắp của nó trong việc: đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp; lựa chọn dự án đầu tư; thiết kế chính sách khen thưởng; hay đánh giá thành công cả trong các lĩnh vực, ngành rộng lớn như nông nghiệp…Ý tưởng ban đầu là cố gắng tìm kiếm cách thức đo lường mức lợi nhuận kinh tế (economic profit) thật sự mà một doanh nghiệp nào đó có thể tạo ra, định lượng nó một cách cụ thể. Nhờ đó mà chúng ta có thể xác định được mức độ thành công cũng như thua lỗ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nào đó một cách chính xác hơn và đơn giản hơn. Bên cạnh đó, EVA cũng là một thước đo hữu ích đối với nhà đầu tư khi muốn định lượng giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cũng có thể dùng thước đo EVA để so sánh doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác cùng ngành một cách nhanh chóng.

Theo định nghĩa của Công ty stern stewart: “Giá trị kinh tế tăng thêm là thước đo phần thu nhập tăng thêm từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn”.

Tính toán EVA

Cơ sở xác định EVA : EVA = NOPAT – (TC x WACC)

 - NOPAT (Net Operating Profit after tax): Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế = Lợi nhuận sau thuế + lãi vay x ( 1- thuế suất thuế  TNDN)

- TC: (Total capital): Vốn đầu tư xác định bằng tổng tài sản bình quân trên bảng cân đối kế toán.

- WACC: Lãi suất sử dụng vốn bình quân gia quyền theo tỷ trọng các nguồn vốn ( bao gồm cả vốn vay và vốn chủ) (2).

Ưu điểm nổi bật nhất của thước đo EVA là có tính tới chi phí sử dụng vốn chủ, đây là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này thay vì lĩnh vực kinh doanh khác, qua đó có thể xác định chính xác giá trị thực sự được tạo ra cho các nhà đầu tư, cổ đông trong một thời kỳ nhất định. Các thước đo khác không tính tới loại chi phí này. Thứ hai, khi xác định EVA đòi hỏi các chỉ tiêu được phán ánh theo quan điểm kinh tế  khắc phục được hạn chế của các thước đo truyền thống khác khi sử dụng số liệu kế toán phục vụ cho việc tính toán.  Vì vậy, khi tính toán EVA cần phải dựa trên quan điểm kinh tế coi tất các các nguồn vốn được huy động vào hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đều phát sinh chi phí sử dụng vốn và phải được phản ánh theo cơ sở tiền.

Bài viết sẽ bàn về cách tính EVA và chỉ ra điểm khác biệt giữa thu nhập ròng trên báo cáo thu nhập và lợi nhuận kinh tế để thấy được tính ưu việt của thước đo này. Tiếp đến tác giả sẽ đề ra một số điều chỉnh cần thiết khi sử dụng số liệu kế toán được lập và ghi nhận theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam khi vận dụng.

Để thấy được rõ hơn kết quả đạt được qua việc sử dụng thước đo EVA ta xem xét một ví dụ dưới đây.

Ví dụ minh hoạ 1.

Bảng 1. Báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt công ty cp X năm 2008

                                                                                                     Đơn vị: 1.000.000đ

STT

Chỉ tiêu

Số tiền

1

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

130.752

2

Gía vốn hàng bán

115.203

3

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

15.549

4

Chi phí bán hàng

2.453

5

Chi phí quản lý doanh nghiệp

4.051

6

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

9.045

7

Chi phí lãi vay

3.250

8

Lợi nhuận trước thuế

5.795

9

CP thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất thuế TNDN 32%)

1.854

 

+ CP thuế thu nhập hiện hành

1.450

 

+ CP thuế thu nhập hoãn lại

404

10

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

3.941

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2: Bảng cân đối kế toán tóm tắt Công ty Cp X năm 2008

           Đơn vị: 1.000.000 đ

TÀI SẢN

SỐ TIỀN

NGUỒN VỐN

SỐ TIỀN

A- Tài sản ngắn hạn

46.650

A-Nợ phải trả

54.821

I- Tiền và các khoản tương đương

6.810

I- Nợ ngắn hạn

42.475

1. Tiền mặt

1.210

1. Vay ngắn hạn

34.000

2. Tiền gửi ngân hàng

5.600

2. Phải trả người bán

8.132

II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

2.300

3. Chi phí phải trả

343

III- Các khoản phải thu ngắn hạn

18.870

II-  Nợ dài hạn

12.346

1. Phải thu khách hàng

19.720

1. Vay dài hạn

9.396

2. Dự phòng phải thu khó đòi

-850

2. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

2.950

IV- Hàng tồn kho

18.670

 

 

V- Tài sản ngắn hạn khác

 

 

 

B- Tài sản dài hạn

54.251

B- Nguồn vốn chủ sở hữu

46.080

I- Các khoản phải thu dài hạn

8.280

Vốn cổ phần thường

36.000

II- Tài sản cố định

23.500

Thặng dự vốn cổ phần

2.080

III- Bất động sản đầu tư

12.500

Lợi nhuận giữ lại

2.260

IV- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

9.971

Các quỹ dự trữ

5.740

Tổng tài sản

100.901

Tổng nguồn vốn

100.901

 

Theo báo cáo kế toán của Công ty Cp X lãi suất sử dụng nợ vay là 10%, lãi suất sử dụng nợ vay sau thuế được xác định theo công thức: Lãi suất sau thuế = lãi suất x ( 1- thuế suất thuế TNDN) là 10%x (1-32%) = 6,8%.

Lãi suất sử dụng vốn chủ có nhiều cách xác định để minh hoạ có thể dựa vào lãi suất trái phiếu của chính phủ có thời giai đáo hạn 2 năm được coi là lãi suất không có rủi ro, hệ số Beta () của Công ty CP X vào cuối năm 2008 là 1,2. Ta có lãi suất sử dụng vốn chủ = 5% + ( 1,2 x 5%) = 11%.

 Qua đó ta có thể tính được lãi suất sử dụng vốn bình quân WACC theo bảng dưới.

   Bảng 3. Lãi suất sử dụng vốn bình quân của Công ty CP X

 

 

 

 

                           Đơn vị 1.000.000 đồng

STT

Chỉ tiêu

Giá trị

Tỷ trọng

nguồn vốn

Lãi suất sử dụng vốn

1

Vốn chủ sở hữu

46.080

0,46

12,00%

2

Nợ phải trả

54.821

0,54

6,80%

3

Tổng nguồn  vốn

100.901

1,00

 

4

Lãi suất sử dụng vốn bình quân

 

 

9,2%

 

     Bảng 4: EVA của công ty CP X năm 2008

 

 

 

Đơn vị 1.000.000 đ

STT

Chỉ tiêu

Cách
 tính

Lợi nhuận

(NOPAT)

I

Vốn đầu tư ( bảng cân đối kế toán)

53.902

 

II

Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế (NOPAT)

 

#REF!

 

Trừ các khoản

11.132

0

 

1. Các quỹ

 

 

 

2. Các khoản vay không phát sinh lãi

11.132

 

 

3. Chi phí trích trước

1.343

 

 

Cộng các khoản

#REF!

#REF!

 

4. Chi phí nghiên cứu phát triển

 

 

 

5 . Thuê hoạt động

#REF!

#REF!

 

6. Các khoản sự phòng

300

300

 

7. Chi phí trích trước

 

1.343

 

8. Thuế thu nhập hoãn lại

180

180

III

Vốn đầu tư sau khi điều chỉnh

#REF!

 

1

Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế (3)

 

6.151

2

Lãi vay sau khi đã điều chỉnh

 

#REF!

3

Lợi nhuận sau thuế sau khi điều chỉnh

3=1-2

#REF!

2

Vốn đầu tư ( bảng cân đối kế toán)

 

100.901

3

Lãi suất sử dụng vốn bình quân (WACC) %

 

9,2%

4

Chi phí sử dụng vốn bình quân

4 = 2x3

9.257

5

EVA 

5 = 1-4

-3.107

6

EVA trên vốn đầu tư (%)

6 = 5:1

-3,1%

7

ROI (%)

7 = 1:2

6,1%

Bảng 4 cho thấy lợi nhuận ròng của Công ty CP X năm 2008 khá cao là 3,941 tỷ đồng, tuy nhiên sau khi tính EVA chúng ta thu được kết quả là -3,107 tỷ đồng. Điều này có thể khẳng định mặc dù có lợi nhuận nhưng trong năm 2008, công ty cổ phần X không những không tạo ra và làm tăng thêm giá trị thực sự cho các cổ đông mà còn làm sụt giảm giá trị. Mức sụt giảm giá trị là 3,107 tỷ đồng tương đương với 3,1%. Kết quả trên cũng cho thấy lợi nhuật đạt được đủ bù đắp lãi suất vay vốn nhưng thấp hơn nhiều so với tỷ suất sinh lời mà các cổ đông mong muốn:  năm 2008 tỷ suất sinh lời mong muốn của nhà đầu tư là 12% nhưng kết quả thực sự chỉ là  6,1% (9.2% - 3,1%).

Tuy nhiên, cũng giống như các chỉ tiêu đo lường khác, EVA cũng có hạn chế do việc phải sử dụng chủ yếu số liệu kế toán được lập trên cơ sở dồn tích phục vụ tính toán thành quả hoạt động của doanh nghiệp thay vì phải sử dụng số liệu tính toán trên cơ sở tiền. Để khắc phục nhược điểm này, tác giả đề nghị khi tính toán thước đo EVA cần thiết phải thực hiện một số điều chỉnh số liệu kế toán nhằm hoàn thiện hơn nữa tính hữu dụng của chỉ tiêu này.

Điều chỉnh số liệu kế toán khi tính EVA:

Từ công thức tổng quát xây dựng để tính EVA cần thiết phải điều chỉnh lại một số nhân tố : EVA phụ thuộc vào 3 nhân tố chính i)- Lợi nhuận; ii)- Vốn đầu tư; iii)- lãi suất sử dụng vốn, điều chỉnh một trong 3 nhân tố này hoặc đồng thời chúng ta cũng thu được EVA khác nhau:

i/. Lợi nhuận: là chỉ tiêu được quan tâm đầu tiên và nhiều nhất bởi nó phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Tuy nhiên, không phải lúc nào chỉ tiêu này cũng cung cấp thông tin hữu ích và thoả mãn nhu cầu của mọi đối tượng quan tâm bởi những hạn chế vốn có của nó.

- Loại hình kế toán được áp dụng phổ biến là kế toán dựa trên cơ sở dồn tích. Theo đó, doanh thu, chi phí được ghi nhận khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh chứ không phải ghi nhận theo cơ sơ tiền. Chính vì vậy, lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh chưa chỉ cho đối tượng quan tâm biết được thu nhập bằng tiền thực sự nhận được là bao nhiêu.

- Theo nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận người làm công tác kế toán có thể lựa chọn cho mình các phương pháp kế toán, chính sách kế toán, ước tính kế toán phù hợp yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán. Việc được phép lựa chọn nhiều khi sẽ mang ý muốn chủ quan của nhà quản lý có lợi cho nhà quản lý hơn các đối tượng quan tâm khác khi lập và trình bày báo cáo tài chính.

- Lợi nhuận có thể trở thành mục tiêu mà nhà quản lý muốn đạt được bằng cách thay đổi các chính sách đầu tư, tài chính, chính sách bán hàng phục vụ cho lợi ích cá nhân, bộ phận hơn là lợi ích chung của tổ chức.

Để khắc phục những hạn chế vốn có trên, cần phải giảm sự khác biệt bằng cách điều chỉnh số liệu theo cơ sở dồn tích sang cơ sở cơ sở tiền mặt để thấy được thu nhập, chi phí thực tế phát sinh.

ii/. Vốn đầu tư: là số tiền nhà đầu tư chi tiêu để hình thành nên tài sản phục vụ cho hoạt động đầu tư hoặc sản xuất kinh doanh. Có hai quan điểm tiếp cận vốn đầu tư dưới góc độ tài chính doanh nghiệp. Một là: vốn đầu tư xác đinh ở giai đoạn trước khi tái đầu tư theo cách này vốn đầu tư bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài. Hai là: vốn đầu tư được xác định tại từng thời điểm sau giai đoạn đầu tư ban đầu được gọi là giai đoạn “sau khi có hoạt động tái đầu tư” trong trường hợp này vốn đầu tư bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, để thuận tiện trong việc tính toán các chuyên gia phân tích thường sử dụng Tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán là số vốn đầu tư. Vì vậy khi tính EVA cũng cần phải điều chỉnh lại số vốn đầu tư cho phù hợp.

iii/. Lãi suất sử dụng vốn bình quân – WACC (%):  phụ thuộc vào lãi suất từng loại vốn và cấu trúc vốn của doanh nghiệp cũng như chính sách tài chính mà doanh nghiệp lựa chọn. Khi xác định chi phí sử dụng vốn cần dựa vào giá thị trường để xác định giá trị từng nguồn vốn. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán Việt Nam mới hình thành và phát triển một số năm gần đây và có những diễn biến bất thường chưa phản ánh đúng quy luật. Vì vậy, lựa chọn cấu trúc vốn theo giá trị sổ sách kế toán để tính toán EVA phù hợp hơn cho giai đoạn này.

Nguyên tắc thực hiện điều chỉnh:

Việc điều chỉnh cũng phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh: Tài sản giảm hoặc nợ tăng thì chi phí tăng, lợi nhuận giảm hoặc ngược lại.

 

 

 

Mục tiêu điều chỉnh:

- Hạn chế sự khác biệt giữa quan điểm  kế toán và quan điểm kinh tế, cung cấp kết quả đo lường phù hợp theo quan điểm kinh tế hơn ( tính tới chi phí sử dụng vốn).

- Thu hẹp chênh lệch giữa số liệu ghi nhận theo cơ sở dồn tích và số liệu phản ánh dựa trên cơ sở tiền bằng cách điều chỉnh kết quả tính theo cơ sở tiền.

Các bước điều chỉnh:

Sau khi thực hiện khảo sát, so sánh điểm khác biệt giữa các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán Việt nam với quan điểm tài chính. Tác giả đề nghị cần phải thực hiện một số điều chỉnh cơ bản khi tính toán EVA. Qua đó, hình thành một phương pháp ghi nhận thông tin thống nhất khi tính toán, xác định các chỉ tiêu đo lường cung cấp kịp thời cho các nhà quản lý và đối tượng quan tâm. Trên hết, với phương pháp này rất khó nhà quản lý có thể tìm cách bóp méo số liệu kế toán để phục vụ mục đích chủ quan của mình.

Các bước điều chỉnh bắt đầu từ việc xác định lại vốn đầu tư trên bảng cân đối kế toán: Những khoản mục nào không hoặc ít tạo ra thu nhập cần phải loại bỏ khỏi vốn đầu tư; thêm vào những khoản mục nào chưa được phản ánh đúng trên bảng cân đối kế toán như là vốn đầu tư. Tiếp đến, cần phải điều chỉnh lại lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh bằng cách loại bỏ những khoản chi phí được ghi nhận vào trong kỳ mà thực chất đó là những khoản đầu tư và cuối cùng cần phải điều chỉnh giảm những khoản chi phí được phân bổ trong kỳ mà thực tế chưa phát sinh.

Bước 1: Một số khoản mục không được coi là vốn đầu tư phải trừ ra gồm

Trên Bảng cân đối kế toán có nhiều khoản mục không phải là vốn đầu tư của doanh nghiệp. Như vậy, chúng ta lấy tổng tài sản trừ đi những khoản mục không phải là vốn đầu tư bên cột nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán gồm:

- Các khoản nợ không phát sinh lãi: Các khoản khách hàng ứng trước, phải trả người bán, thuế phải nộp, nợ lương, nợ khác…. Lý do không tính các khoản mục này trong việc xác định vốn đầu tư chính vì chúng là những khoản nợ có thời hạn ngắn, thời gian chi trả thường không cố định, doanh nghiệp thường phải dự phòng một số tiền nhất định để chi trả cho các nghĩa vụ nợ này. Vì vậy, có rất ít mối liên hệ giữa các khoản mục này với việc tạo ra thu nhập.

- Các quỹ của doanh nghiệp: Theo chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp phải được trích lập các quỹ theo quy định: Quỹ đầu tư phát triển; quỹ dự phòng tài chính; quỹ trợ cấp việc làm, quỹ khen thưởng phúc lợi. Số lợi nhuận còn lại mới được chi trả cổ tức hoặc giữ lại sử dụng tái đầu tư. Vì vậy, số dư khoản mục các quỹ dự trữ này là số tiền chưa được sử dụng để tái đầu tư, chưa tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Do đó, khi xác định vốn đầu tư thì các quỹ dự trữ này cũng phải được loại trừ.

Bước2. Một số khoản mục chi phí cần được vốn hoá ngược lại vào vốn đầu tư đồng thời phải điều chỉnh tăng lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh

- Điều chỉnh các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán: Các khoản nợ tương đương tài sản cần được vốn hoá thay vì ghi nhận tất cả vào chi phí trong kỳ, mục tiêu của chúng ta là biết được những khoản đầu tư hay những khoản nợ mà nó không thể hiện trên Bảng cân đối kế toán hiện hành (tiền thuê hoạt động, chi phí nghiên cứu phát triển).

+ Chi phí nghiên cứu phát triển: Theo Chuẩn mực 04 “Tài sản cố định vô hình” thì toàn bộ chi phí nghiên cứu không được ghi nhận là TSCĐ vô hình mà được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vì vậy, chúng ta cần phải vốn hoá những chi phí này và coi nó như những khoản đầu tư. Khi đó NOPAT sẽ tăng do phải điều chỉnh giảm khoản chi phí nghiên cứu đã ghi nhận.

+ Chi phí thuê hoạt động: Theo Chuẩn mực số 06 “Thuê tài sản” thì những tài sản thuê hoạt động được theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán tại đơn vị đi thuê và khoản thanh toán tiền thuê hoạt động sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong suốt thời hạn thuê tài sản. Nhưng quan điểm kinh tế cho rằng, thuê hoạt động như đầu tư một tài sản, đi kèm với nghĩa vụ nợ. Nói cách khác, cần phải hạch toán kế toán thuê hoạt động như thuê tài chính và phản ánh tài sản đi thuê trên bảng cân đối kế toán giống như một khoản đầu tư. Khi đó chúng ta cần điều chỉnh:

NOPAT: Điều chỉnh tăng lên đúng bằng giá trị điều chỉnh giảm phần tiền lãi thuê hoạt động ( tính trên số tiền thuê phải trả cho từng kỳ nhân với chi phí sử dụng vốn bình quân) ra khỏi chi phí thuê hoạt động đã ghi nhận trong kỳ.

Vốn đầu tư:  Điều chỉnh tăng vốn đầu tư bằng với giá trị tiền thuê mà đơn vị đi thuê ước tính phải trả được chiết khấu về tại thời điểm thuê. Đối với đơn vị cho thuê thu nhập từ việc cho thuê gồm hai phần: phần bù đắp khấu hao và phần lợi nhuận thu được hàng năm được xác định bằng tỷ lệ sinh lời đòi hỏi nhân với giá trị đầu tư. Vì vậy, đối với đơn vị đi thuê cần phải phản ánh giá trị đầu tư tài sản cho thuê trên bảng cân đối kế toán và phần lợi nhuận của bên cho thuê cần đươc coi là tiền lãi thuê hoạt động.

- Điều chỉnh trong bảng cân đối kế toán: Các tài sản sụt giảm hay các khoản nợ tăng lên do thực hiện việc ghi nhận trước của kế toán trong khi thực tế chưa xảy ra ảnh hưởng đến vốn đầu tư và lợi nhuận:

+ Các khoản dự phòng: Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành thì lập dự phòng là ước tính kế toán xác định mức giảm giá của các khoản mục có thể xảy ra cho niên độ kế toán tiếp theo và được phản ánh trong kỳ hiện tại. Nếu khoản trích lập dự phòng mà thực tế chưa xảy ra sẽ ảnh hưởng tới cả Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Vì khi thực hiện trích lập dự phòng, các tài khoản tài sản bị ghi giảm theo làm giảm vốn đầu tư. Mặt khác, giá trị trích lập thường được phản ánh vào chi phí trong kỳ và làm giảm lợi nhuận trong kỳ kế toán đó. Trong kỳ, kế toán quản trị đánh giá xem liệu rằng mức trích lập dự phòng có phù hợp hay không và nó có xảy ra hay không từ đó có các điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu quản trị của mình.

+ Các khoản trích trước: là việc phản ánh trước trong kỳ kế toán khoản chi phí nào đó theo ước tính. Vì vậy, cần thiết phải điều chỉnh tăng vốn đầu tư và tăng lợi nhuận đúng bằng số dư các khoản chi phí trích trước trên bảng cân đối kế toán.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Khi tính NOPAT, chúng ta lấy lợi nhuận trước lãi vay và thuế đã điều chỉnh trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta chỉ trừ số thuế mà doanh nghiệp thực sự trả bằng tiền mặt vì quan điểm kinh tế dựa trên cơ sở dòng tiền thực thu, thực chi. Số tiền thuế mà doanh nghiệp trả thì khác với số tiền mà họ ghi nhận là chi phí thuế. Điểm chính khi chỉ tính thuế mà doanh nghiệp thực sự trả bằng tiền mặt là để biết được lợi nhuận thực tế được tạo ra từ các khoản đầu tư bằng tiền thực sự.
Bảng 5 - Bảng phân tích ảnh hưởng của các khoản mục

STT

Chỉ tiêu ảnh hưởng

Quan điểm khác biệt giữa kế toán và tài chính

Báo cáo
KQKD

Bảng
CĐKT

Điều chỉnh

Doanh
 thu

Chi
phí

Tài
sản

nguồn
vốn

Lợi
nhuận

Vốn
đầu tư

1

Các quỹ dự trữ

Không được coi là vốn đầu tư cần phải trừ ra khỏi bảng cân đối kế toán khi tính vốn đầu tư

 

 

 +

 +

 

 -

2

Các khoản nợ không
 phát sinh lãi

Không được coi là vốn đầu tư cần phải trừ ra khỏi bảng cân đối kế toán khi tính vốn đầu tư

 

 

 +

 +

 

 -

3

Các khoản trích trước

Chưa được coi là sự chi ra của vốn đầu tư

 

 +

 

 +

 +

 

4

Chi phí nghiên cứu
 phát triển

Là vốn đầu tư phải được vốn hoá
ghi nhận trên bảng cân đối kế toán

 

 +

 -

 

 +

 +

5

Chi phí thuê hoạt động

Tài sản ngoài bảng là vốn đầu tư ghi nhận trên bảng cân đối kế toán

 

 +

 

 

 +

 +

6

Các khoản dự phòng

Chưa được coi là sự chi ra của vốn đầu tư

 

 +

 -

 

 +

 +

7

Chi phí thuế thu nhập hoãn lại

Chưa được coi là sự chi ra bằng tiền cần phải trừ ra khỏi báo cáo kết quả kinh doanh

 

 +

 

 +

 +

 

 

Vốn đầu tư (TC) = Tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán – Số dư các khoản nợ không phát sinh lãi   – Các quỹ dự trữ + Vốn hoá (chi phí nghiên cứu, phát triển; tổng tiền thuê hoạt động) + số dư khoản dự phòng.

  

 

 

NOPAT    =  Lợi nhuận sau thuế + lãi vay x ( 1- thuế suất thuế TNDN) +  dự phòng + chi phí trích trước + chi phí R& D +  tiền lãi thuê hoạt động + thuế thu nhập hoãn lại phải nộp trong kỳ

Tính EVA sau khi điều chỉnh số liệu kế toán:

Để minh hoạ cho phương pháp tính EVA sau khi thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán chúng ta xem xét tiếp tục ví dụ  1 bên trên bổ xung thêm một số thông tin nhằm làm rõ hơn lý do tại sao chúng ta cần thiết phải điều chỉnh

- Cuối năm 2008 Công ty CP X lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 850 triệu đồng.

- Trong năm Công ty cũng thuê hoạt động một tài sản có thời gian thuê dự kiến 6 năm, số tiền thuê công ty phải thanh toán tại thời điểm cuối năm như sau:

Bảng 6 - Tiền thuê hoạt động của Công ty CP X

                                                                                                  đơn vi:1000.000 đ

STT

Năm

Tiền thuê
hoạt động thanh toán cuối mỗi năm

Hiện giá tiền
thuê hoạt động      ( PV)

 

 

 

 

1

Năm 2008

1.180

1.073

2

Năm 2009

1.180

975

3

Năm 2010

1.180

887

4

Năm 2011

1.180

806

5

Năm 2012

1.180

733

6

Năm 2013

1.180

666

7

Năm 2014

600

308

 

Tổng cộng

7.680

5.447

 

 

             Bảng 7: Điều chỉnh vốn đầu tư và lợi nhuận.

Chỉ tiêu

Vốn đầu tư (TC)

Lợi nhuận (NOPAT)

Vốn đầu tư ( bảng cân đối kế toán)

100.901

 

Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế (NOPAT)

 

6.151

Trừ các khoản không phải là vốn đầu tư

13.872

0

1. Các quỹ

5.740

 

2. Các khoản vay không phát sinh lãi

8.132

 

Cộng các khoản

6.640

2.142

3. Chi phí nghiên cứu phát triển

 

 

4 . Thuê hoạt động (4)

5.447

544,7

5. Các khoản sự phòng

850

850

6. Chi phí trích trước

343

343

7. Thuế thu nhập hoãn lại (5)

 

404

Vốn đầu tư sau khi điều chỉnh

93.669

 

Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế sau khi điều chỉnh

 

8.293

 

 

 

 

 

 

Bảng 8. Bảng tính EVA sau khi thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán

 

 

STT

Chỉ tiêu

Cách
 tính

Lợi nhuận (NOPAT)

 

I

Vốn đầu tư ( bảng cân đối kế toán)

53.902

 

 

II

Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế (NOPAT)

 

#REF!

 

 

Trừ các khoản

8.132

0

 

 

1. Các quỹ

 

 

 

 

2. Các khoản vay không phát sinh lãi

8.132

 

 

 

3. Chi phí trích trước

343

 

 

 

Cộng các khoản

#REF!

#REF!

 

 

4. Chi phí nghiên cứu phát triển

 

 

 

 

5 . Thuê hoạt động

#REF!

#REF!

 

 

6. Các khoản sự phòng

300

300

 

 

7. Chi phí trích trước

 

343

 

 

8. Thuế thu nhập hoãn lại

180

180

 

III

Vốn đầu tư sau khi điều chỉnh

#REF!

 

 

1

Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế sau khi điều chỉnh

 

8.293

 

2

Lãi vay sau khi đã điều chỉnh

 

#REF!

 

3

Lợi nhuận sau thuế sau khi điều chỉnh

3=1-2

#REF!

 

2

Vốn đầu tư sau khi điều chỉnh

 

93.669

 

3

Lãi suất sử dụng vốn bình quân (WACC) %

 

9,2%

 

4

Chi phí sử dụng vốn bình quân

4 = 2x3

8.594

 

5

EVA

5 = 1-4

-301

 

6

EVA trên vốn đầu tư (%)

6 = 5:1

-0,3%

 

7

ROI (%)

7 = 1:2

8,9%

 

Với kết quả tính toán trên cho thấy sau khi điều chỉnh số liệu kế toán để giảm sự sai biệt do cách thức ghi nhận của kế toán, giá trị kinh tế tăng thêm của Công ty CP X năm 2008 bị sụt giảm chỉ là  -0,301 tỷ đồng. Chênh lệch giá trị  2,806 tỷ đồng (3,107-0,301) do cách ghi nhận của kế toán. Như vậy, chỉ khi nào thực hiện điều chỉnh sự khác biệt số liệu kế toán thì EVA mới cung cấp số liệu chính xác hơn về thu nhập thực sự tạo ra hay mất đi của cổ đông.

Thước đo EVA thành công trong việc chỉ ra được giá trị thực sự tạo ra cho cổ đông và qua đó nhà đầu tư cũng đánh giá được giá trị thực sự của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Với mục tiêu theo đuổi là tối đa hoá giá trị cho các cổ đông thì việc nghiên cứu vận dụng EVA trong việc đánh giá thành quả là hết sức cần thiết và có ý nghĩa.

 

                                                          Ths: Đặng Anh Tuấn:

Kiểm toán Nhà nước khu vực 4

 

 Chú thích:

(1): Thành quả hoạt động bao gồm thành quả hoạt động kinh doanh, thành quả hoạt động tài chính, thành quả quản lý.

(2): Công thức tính WACC (%):

Lãi suất sử dụng vốn bình quân

WACC

=

Lãi suất sử dụng nợ vay sau thuế

X

Tỷ trọng nợ trong tổng vốn đầu tư

+

Lãi suất sử dụng vốn chủ

x

Tỷ trọng vốn chủ trong tổng vốn đầu tư

 

(3): Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế = lợi nhuận sau thuế + lãi vay x ( 1- thuế suất thuế TNDN).

(4) Thuê hoạt động: Điều chỉnh cộng 5.447 triệu đồng vào vốn đầu tư, vì đây là hiện giá của tổng số tiền thuê phải trả dự kiến trong 6 năm được chiết khấu về thời điểm thuê với lãi suất chiết khấu giả định là 10%. Đồng thời điều chỉnh tăng lợi nhuận lên 544,7 triệu đồng được xác định bằng 5.447 x 10% = 544,7 triệu đồng.

(5) Thuế thu nhập hoãn lại phải nộp: Điều chỉnh tăng lợi nhuận lên 404 triệu đồng do đây là số tiền thuế công ty chưa thực sự chi ra bằng tiền.

Tài liệu tham khảo:

Tiếng Việt

1. TS. Đoàn Ngọc Quế, Bài giảng kế toán quản trị, (dùng cho học viên cao học).

2. Trường Đại học kinh tế TP.HCM (2004), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê.

3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Ths. Nguyễn Ngọc Khánh Dung, Vận dụng thước đo EVA trong việc đánh giá thành quả tại Công ty CP dầu Tường An, Luận văn Thạc sĩ.

Tiếng Anh

1.Debdas Rakshit (2006), EVA based performance measurement: a case study of dabur India limited, Vidyasagar University Journal of Commerce

 

2. Adnan M.Abdeen, G.Timothy Haight, The Journal of Applied Business Research.

3. Peter C. Brewer, Gyan Chadra, Clayton A.Hook, Economic Value Added (EVA): Its uses and limitations.

4. Samuel C.Weaver, Measuring Economic Value Added: A Survey of Pratices of EVA Proponents

5. http://www.investopedia.com/university/EVA/

6. http://seminars.sternstewart.com/

 

TIN MỚI CẬP NHẬT
LIÊN KẾT WEBSITE
TẠP CHÍ IN
  • Tổng mục lục năm 2021
  • Tổng mục lục năm 2020
  • Tạp chí số 146 (Tháng 12/2019)