Đặc
biệt, giới chuyên gia đánh giá cao quyết định của NHNN mở rộng cơ chế lãi suất
thỏa thuận cho các khoản tín dụng trung - dài hạn. Các
NHTM đã thở phào nhẹ nhõm khi đón nhận chính sách này, thế nhưng niềm vui xem ra cũng chưa trọn vẹn…
Gỡ “nút thắt” trần lãi suất cho vay
trung và dài hạn
Nhiều NH thương mại (NHTM) đã thở phào nhẹ nhõm sau khi NHNN
gỡ “nút thắt” trần lãi suất cho vay trung và dài hạn. Theo đó, với việc ban
hành Thông
tư 07/2010/TT-NHNN, NHNN đã chính thức
mở rộng cơ chế lãi suất thỏa thuận cho các khoản tín dụng trung - dài hạn phục
vụ sản xuất kinh doanh. Các chuyên gia đánh giá cao quyết định này của NHNN bởi
cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung và
dài hạn này sẽ góp phần giúp nhu cầu vay vốn của người dân, DN và nguồn vốn của
ngân hàng (NH) dễ dàng gặp nhau hơn. Các
NH sẽ cạnh tranh quyết liệt lãi
suất cho vay với nhau, tình trạng “lách” quy định để thu phí sẽ giảm và dần bị
xóa bỏ. Không chỉ thế, cung và cầu sẽ có cơ hội gặp nhau tốt hơn. Theo nhận
định của các chuyên gia, đây là tín hiệu tốt cho thị trường tiền tệ và là cơ sở
để tới đây các NH có thể tiếp tục bơm vốn cho nền kinh tế.
Lãnh đạo một NHTM cổ phần cho biết: Giờ đây việc cho
vay theo lãi suất thỏa thuận sẽ tạo ra đòn bẩy để cân bằng “cung-cầu”. Như vậy,
đứng về phía “người mua”, dù chi phí có cao nhưng nếu mua được “món hàng” ưng ý
thì “người mua” vẫn sẵn sàng, chỉ có DN không đủ chi phí mới ngại vay. Theo
đánh giá của giới chuyên gia, dòng vốn trung và dài hạn phục vụ sản xuất - kinh
doanh đã được khơi thông, thị trường đã hình thành mặt bằng lãi suất cho vay
minh bạch, rõ ràng và phản ánh đúng cung - cầu vốn. Sở dĩ như vậy là do, thời
gian trước, mặc dù lãi suất huy động tất cả các kỳ hạn đã được đẩy lên kịch
trần 10,5%/năm, song các tổ chức tín dụng (TCTD) vẫn gặp nhiều khó khăn trong
huy động vốn. Hầu hết nguồn vốn huy động của các TCTD là các kỳ hạn ngắn thậm
chí cực ngắn với lãi suất khá cao, nếu cộng cả các chi phí khuyến mại có khi
vượt cả trần lãi suất cho vay hiện là 12%/năm. Trong khi theo Thông tư
15/2009/TT-NHNN, TCTD cũng chỉ được sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để
cho vay trung - dài hạn. Bởi vậy, việc tiếp cận nguồn vốn trung - dài hạn của DN
là rất khó khăn và thường phải chịu thêm nhiều khoản phí, khiến lãi suất cho
vay thực tế có khi vượt rất nhiều mức lãi suất cho vay tối đa 12%/năm, trong
khi các NH vẫn không mặn mà. Điều này đã tạo ra một điểm nghẽn trong tín dụng -
trung dài hạn phục vụ sản xuất - kinh doanh và điểm nghẽn này đã thực sự được
khơi thông nhờ Thông tư 07.
“Luồng” đã
thông nhưng “nước” chưa chảy
Chủ trương cho vay lãi suất thỏa thuận đối với tín
dụng đồng Việt Nam
trung-dài hạn được thị trường đón nhận như là một cách làm mềm hóa trần lãi
suất cho vay. Giờ đây, các NHTM đã phần nào thở phào nhẹ nhõm khi đón nhận
chính sách lãi suất cho vay trung dài hạn thỏa thuận. Thế nhưng niềm vui rốt
cuộc xem ra cũng không trọn vẹn bởi hai lẽ: Thứ nhất việc cho vay trung-dài hạn
bị NHNN kiểm soát rất chặt chẽ thông qua các tỷ lệ ràng buộc, nên việc cho vay
không tăng lên được là bao. Thứ hai, cho vay ngắn hạn vẫn chưa được mở rộng đối
tượng áp dụng lãi suất thỏa thuận. Thực ra đây mới chính là khu vực các NHTM có
thể cải thiện nguồn thu của mình và thị trường tín dụng mới phát triển mạnh.
Trần lãi suất cho vay trung, dài hạn được bãi bỏ, nhu
cầu vốn của khách hàng gia tăng là dấu hiệu tích cực cho hoạt động NH, song cái
khó đối với các nhà băng hiện nay chính là làm thế nào để thu hút được tiền
nhàn rỗi, nhất là với vốn trung, dài hạn. Một số NHTM cũng thừa nhận, mặc dù
“trần” cho vay đã được bỏ nhưng “trần” huy động vẫn đang ảnh hưởng đến việc huy
động vốn của các NH. Vì thế trong cuộc họp giữa các thành viên của Hiệp hội
Ngân hàng Việt Nam (VNBA) diễn ra mới đây, vấn đề trần lãi suất huy động được
đưa ra mổ xẻ và đi đến thống nhất kiến nghị bỏ trần lãi suất tiền gửi; một số ý
kiến cho rằng, nên sớm bỏ trần lãi suất huy động tiền gửi ở mức 10,5%/năm hiện
nay, vì nếu tiếp tục sẽ làm méo mó lãi suất. Theo bà Dương Thu Hương, Tổng thư
ký VNBA, sau cuộc họp với các thành viên, Hiệp hội sẽ tập hợp ý kiến của các NH
để có kiến nghị lên NHNN, song bà Hương cũng cho rằng, đây không phải là vấn đề
mới, vì trần lãi suất đang mất dần ý nghĩa của nó.
Dưới một góc đọ khác, nhận
định của TS Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc nghiên cứu chương trình giảng dạy kinh
tế Fulbright cũng rất đáng quan tâm: “…Cho
vay theo lãi suất thỏa thuận là điều hoàn toàn hợp lý, phản ánh đúng cung-cầu
của thị trường. Nhiều người lo ngại sẽ xảy ra tình trạng cho vay nặng lãi. Tuy
nhiên, tôi cho rằng với số lượng ngân hàng hiện có, sự cạnh tranh lãi suất rất
cao, do vậy doanh nghiệp không phải lo hiện tượng cho vay nặng lãi. Tuy nhiên,
lãi suất huy động vẫn bị kiểm soát bởi trần lãi suất để tránh một cuộc đua lãi
suất diễn ra ồ ạt như trước đây. Do vậy, việc điều chỉnh lãi suất cho vay thỏa
thuận phải tính tới khả năng thanh khoản của các ngân hàng”.
Về phía DN, hiện nay nhiều DN cho rằng “luồng đã thông,
nhưng nước chưa chảy”. Chủ tịch HĐQT, TGĐ một công ty cổ phần cho biết: Lãi
suất hiện nay tương đối cao với các DN vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, trong thời gian
qua, giá than, điện, xăng tăng khiến giá cả hàng hóa của DN tăng hơn 10%. Hơn
nữa các hoạt động này diễn ra đồng thời đã tạo ra tâm lý tăng giá. Cùng chung quan điểm trên, một số chuyên gian
kinh tế phân tích thêm: Tỷ giá tăng giúp
DN xuất khẩu có lợi đôi chút nhưng giá than, điện...và lãi suất tăng khiến giá
cả hàng hóa tăng theo. Lãi suất quá cao thì các DN nhỏ và vừa, DN tư nhân sẽ
gặp rất nhiều khó khăn…
Theo các chuyên gia kinh tế, lãi suất cho vay được
“cởi trói” sẽ giúp dòng tiền dần dần đi vào nền kinh tế, và chỉ những DN
hoạt động kinh doanh hiệu quả mới dám chấp nhận lãi suất đầu vào cao, đồng thời
các NH có thể lựa chọn những khách hàng tốt để thực hiện cho vay vốn.
Nguyễn Đức Toàn
Học viện Ngân hàng