Ảnh minh họa. nguồn: PLE
Thông tư
174/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính áp dụng cho các đơn vị hải quan gồm Tổng cục
Hải quan; Cục hải quan và các đơn vị tương đương, Chi cục hải quan và các đơn
vị tương đương trong việc thực hiện công tác kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nội dung cơ bản
của Thông tư quy định chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo
cáo tài chính, báo cáo quản trị và các công việc có liên quan đến kế toán
nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể:
Thứ nhất, đối tượng và phạm vi áp dụng: Kế toán được thực hiện trong ngành Hải quan
từ cấp Tổng cục, cấp Cục và cấp chi cục hay
tương đương. Theo Điều 16 đã quy định rất cụ thể đó là:
- Tại Tổng cục Hải quan: Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành quy định
về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở các bộ phận kế toán trong toàn ngành Hải
quan; Tổng hợp báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất khẩu, nhập khẩu toàn ngành,
phân tích các thông tin báo cáo phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ thuế và thu
khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề
xuất những nội dung cần bổ sung, sửa đổi về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt…
- Tại các Cục Hải quan và tương đương: Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình đảm bảo thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định pháp luật thuế, hải quan và pháp luật kế
toán. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành quy định về kế toán thuế xuất
khẩu, nhập khẩu tại các đơn vị cơ sở thuộc sự quản lý của đơn vị mình;
Tổng hợp báo
cáo, phân tích các thông tin kế toán xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đơn vị theo yêu
cầu quản lý; lập và nộp báo báo gửi cơ quan cấp trên đúng thời hạn quy định;
Trường hợp Cục Hải quan không phân cấp công tác kế toán thuế xuất khẩu, nhập
khẩu đến cho Chi cục thì Cục Hải quan phải thực hiện công việc kế toán của các
Chi cục chưa được phân cấp, công việc cụ thể theo quy định…
- Tại các Chi cục Hải quan và tương đương: Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng
từ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu và cập nhật vào hệ thống kế toán; Thực
hiện việc tổng hợp số thuế theo tờ khai, theo thông báo điều chỉnh, viết biên
lai, thu thuế, thu lệ phí; Lập báo cáo và nộp lên Cục Hải quan đúng thời hạn
quy định; Đề xuất những nội dung cần bổ sung, sửa đổi về kế toán thuế xuất
khẩu, nhập khẩu và báo cáo lên Cục Hải quan; Tổ chức công tác kế toán tại đơn
vị mình đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định pháp luật thuế, hải
quan và pháp luật kế toán.
Thứ hai, chế độ kế toán: Bao gồm các mục hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống Tài
khoản kế toán, Sổ kế toán và hệ thống Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.
- Hệ thống chứng từ kế toán: Mẫu chứng từ phải thực hiện theo đúng các quy định về
kế toán hiện hành. Sau khi ghi chép vào chứng từ sẽ thực hiện luân chuyển chứng
từ theo theo trình tự luân chuyển chứng từ để làm căn cứ ghi chép vào sổ kế
toán, cũng như ký chứng từ kế toán. Mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn
thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc và giấy tờ có giá (nếu có) phải được
quản lý như tiền. Việc phân cấp in, quản lý và phân phối các chứng từ kế toán
thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
- Hệ thống tài khoản kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Được xây dựng và thiết kế phù hợp
với yêu cầu quản lý, chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của cơ quan hải
quan và phải đảm bảo các yêu cầup hù hợp với Luật Ngân sách nhà nước (NSNN),
Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan, tổ chức bộ máy và tổ chức thông
tin của cơ quan hải quan các cấp; Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài
chính liên quan đến nghiệp vụ quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu và thanh toán
với NSNN của cơ quan hải quan các cấp;
Thuận lợi cho
việc thu thập, xử lý, khai thác và cung cấp thông tin bằng các chương trình,
ứng dụng tin học, đảm bảo khả năng giao diện của hệ thống kế toán thuế xuất
khẩu, nhập khẩu với Hệ thống thông tin quản
lý NSNN tại Kho bạc Nhà nước (TABMIS) và các hệ thống thông tin khác.
Danh mục hệ
thống tài khoản kế toán bao gồm TK Tiền mặt; TK tiền gửi Kho bạc, ngân hàng; TK
tiền đang chuyển; TK phải thu phí, lệ phí; TK phải thu tiền phạt, chậm nộp,
khác…
- Sổ kế toán gồm sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp: Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép
chi tiết các nghiệp vụ hạch toán phát sinh, theo các nội dung kinh tế về thuế
và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Số liệu trên sổ kế toán chi
tiết phục vụ yêu cầu quản lý theo dõi chi tiết từng nội dung, từng loại thuế và
từng khoản thu, phản ánh chi tiết bản chất về giao dịch thuế và thu khác đối
với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu.
Cơ quan hải
quan phải thực hiện hạch toán, ghi sổ kế toán chi tiết đối với các chứng từ kế
toán đã được tiếp nhận, xử lý, cập nhật vào hệ thống dữ liệu kế toán thuế xuất
khẩu, nhập khẩu. Sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép khái quát, tổng hợp tình
hình kinh tế tài chính các nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu phát sinh theo