Ảnh minh họa. nguồn: internet
Theo đó, cơ
quan Thuế áp dụng quản lý rủi ro để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để
người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định của pháp luật, đồng thời phòng chống,
phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong quản lý thuế
đối với người nộp thuế.
Trong quản lý
thuế người nộp thuế phải được đánh giá rủi ro để áp dụng lựa chọn trường hợp
kiểm tra, thanh tra thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế, biện pháp cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính thuế, phân loại trường hợp tạo, in, phát hành, quản
lý, sử dụng ấn chỉ thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác ở mức độ phù
hợp nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế.
Việc đánh giá
rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế căn cứ các quy định của
pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, dựa trên tiêu chí
quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ và thông tin, dữ liệu có trên “Hệ thống cơ
sở dữ liệu về người nộp thuế” của Tổng cục Thuế.
Cơ quan Thuế
thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát trên cơ sở đánh giá xếp hạng
mức độ rủi ro cao, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với những trường hợp được
đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro thấp.
Cơ quan Thuế
thực hiện cập nhật thông tin đầy đủ vào hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp
vụ thuế và hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế theo nguyên tắc điện tử
hóa, số hóa các chứng từ, thông tin liên quan. Các hoạt động tác nghiệp phải
thực hiện trên hệ thống, đảm bảo cập nhật trạng thái quản lý thường xuyên, liên
tục.Trình tự áp dụng quản lý rủi ro
Việc áp dụng
quản lý rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện theo trình tự sau:
Trước hết, cơ
quan Thuế tổ chức thu thập, xử lý thông tin dữ liệu theo phương thức điện tử
liên quan đến người nộp thuế. Xây dựng, vận hành, quản lý, sử dụng... “Hệ thống
cơ sở dữ liệu về người nộp thuế” của Tổng cục Thuế.
Tổng cục Thuế
xây dựng, trình Bộ Tài chính ban hành bộ tiêu chí quản lý rủi ro đáp ứng yêu
cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ (3 năm); định kỳ hàng quý thực hiện rà soát
điều chỉnh bổ sung đảm bảo tính cập nhật phù hợp thực tế.
Cơ quan Thuế
căn cứ các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý
thuế, bộ tiêu chí quản lý rủi ro, hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế và
ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế để phân tích, xác
định, đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế;
quản lý hồ sơ rủi ro đối với các đối tượng trọng điểm vi phạm pháp luật thuế.
Sau đó, cơ quan
Thuế căn cứ kết quả đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của
người nộp thuế để áp dụng các biện pháp: Quản lý đăng ký thuế; quản lý, kiểm
tra khai thuế, nộp thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; phân loại hồ sơ hoàn thuế;
biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; phân loại đối tượng
tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần
thiết khác đối với người nộp thuế.
Cơ quan thuế
theo dõi, cập nhật, đánh giá thông tin phản hồi về kết quả thực hiện các biện pháp quản lý thuế đối với người nộp thuế; đo lường
mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
Cơ quan thuế
quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu; chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh,
bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro để đảm bảo hiệu quả quản lý thuế.
Cơ quan thuế áp
dụng kỹ thuật quản lý rủi ro đối với: Quản lý đăng ký thuế; quản lý, kiểm tra
khai thuế, nộp thuế; quản lý hoàn thuế; xác định, lựa chọn người nộp thuế để
thực hiện đưa vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế theo quy định của pháp
luật; quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; phân
loại người nộp thuế áp dụng các biện pháp quản lý trong việc tạo, in, phát
hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế; thu thập, phân tích thông tin, xác định
trọng điểm giám sát đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế;
cung cấp thông tin, dữ liệu, hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý
thuế.
Thông tư này có
hiệu lực thi hành từ 4-2-2016.
Theo baohaiquan.vn