Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Áp dụng
quản lý rủi ro trong quản lý thuế
Bộ Tài
chính vừa ban hành Thông tư 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro
trong quản lý thuế.
Theo
đó, trong quản lý thuế người nộp thuế phải được đánh giá rủi ro để áp dụng lựa
chọn trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế, biện pháp
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, phân loại trường hợp tạo, in,
phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết
khác ở mức độ phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế.
Việc
đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế căn cứ các quy
định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, dựa trên
tiêu chí quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ và thông tin, dữ liệu có trên “Hệ
thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế” của Tổng cục Thuế.
Cơ quan
thuế thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát trên cơ sở đánh giá xếp
hạng mức độ rủi ro cao, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với những trường hợp
được đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro thấp.
Thông
tư này có hiệu lực thi hành từ 4/2/2016.
Hỗ trợ
nông hộ mua con giống
Theo
quy định tại Thông tư 205/2015/TT-BTC, hộ gia đình sống tại địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn trực tiếp chăn nuôi gia súc
để thực hiện phối giống dịch vụ được hỗ trợ một phần kinh phí mua giống lợn,
trâu, bò. Chủ hộ chăn nuôi nếu bảo đảm đầy đủ điều kiện tạo Điểm b, Khoản 2,
Điều 3 Quyết định 50 đã mua con giống và có hóa đơn tài chính thì được hỗ trợ
một phần kinh phí theo Quyết định 50.
Kinh phí hỗ trợ được thanh toán trực tiếp cho hộ sau khi
đã mua con giống và có hóa đơn tài chính.
Thông
tư 205/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 5/2/2016. Các chính sách tại Thông tư
này được thực hiện kể từ ngày 01/01/2015.
Xác
định tiền thuê đất sản xuất nông lâm nghiệp
Bộ Tài
chính vừa ban hành Thông tư số 207/2015/TT-BTC ngày 26/12/2014 về quy định về
xác định tiền thuê đất đối với công ty nông, lâm nghiệp sử dụng đất vào mục
đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Theo
đó, đơn giá thuê đất hàng năm bằng tỷ lệ % nhân với giá đất tính thu tiền thuê
đất. Trong đó, tỷ lệ % tính đơn giá thuê đất là 0,5%. Đối tượng áp dụng của
Thông tư này là các công ty nông, lâm nghiệp bao gồm: các công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã
được chuyển đổi theo Nghị định 170/2004/NĐ-CP, Nghị định 200/2004/NĐ-CP, Nghị
định 25/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Ngoài ra Thông tư cũng áp dụng với các nông,
lâm trường quốc doanh chưa thực hiện chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên nông, lâm nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nhưng được thực hiện
sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động theo quy định tại
Điều 26 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ.
Thông
tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/02/2016.
Quy
định về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn
Thông
tư số 208/2015/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành quy định nhiệm vụ Hội đồng
tư vấn thuế chỉ còn tập trung vào nhiệm vụ tư vấn cho Chi cục Thuế về mức thuế
của các hộ kinh doanh trên địa bàn, bảo đảm đúng pháp luật, dân chủ, công khai,
công bằng, hợp lý.
Ngoài
ra Thông tư 208/2015/TT-BTC quy định thêm Hội đồng tư vấn thuế được tham gia
tập huấn về chính sách thuế, quản lý thuế hiện hành liên quan đến công tác quản
lý thuế đối với hộ kinh doanh (trước chỉ được phổ biến, nhận tài liệu) và bỏ
quyền yêu cầu các cơ quan khác cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh
tế, xã hội trên địa bàn
Thông
tư số 208/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/2/2019 và áp dụng cho
việc thành lập Hội đồng tư vấn thuế kể từ nhiệm kỳ 2016 – 2021 của Hội đồng
nhân dân xã, phường, thị trấn.
Hướng
dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với thân nhân cán bộ, chiến sĩ CAND
Theo
quy định tại Thông tư liên tịch 09/2015/TTLT-BCA-BYT-BTC, thân nhân sĩ quan, hạ
sĩ quan đang công tác, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên Công an nhân dân
đang học tập tại các trường trong và ngoài Công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí
từ NSNN thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế gồm:
Bố đẻ,
mẹ đẻ của cán bộ, chiến sĩ; bố đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng cán bộ, chiến sĩ;
người nuôi dưỡng hợp pháp của cán bộ, chiến sĩ, của vợ hoặc chồng cán bộ, chiến
sĩ; vợ hoặc chồng cán bộ, chiến sĩ; con đẻ, con nuôi hợp pháp của cán bộ, chiến
sĩ chưa đủ 18 tuổi;
Con đẻ,
con nuôi hợp pháp của cán bộ, chiến sĩ từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị tàn tật,
mất khả năng lao động theo quy định của pháp luật; thành viên khác trong gia
đình mà cán bộ, chiến sĩ có trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật
hôn nhân và gia đình chưa đủ 18 tuổi hoặc từ
đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị tàn tật, mất khả năng lao động theo quy định của
pháp luật.
Mức
đóng hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng. Thông
tư này có hiệu lực kể từ ngày 11/02/2016./.
Nhiều
mặt hàng nhập khẩu từ Lào được giảm thuế
Bộ Tài
chính cho biết, nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Lào sẽ được giảm thuế 50% từ ngày
14/2/2016 đến ngày 3/10/2020, theo quy định tại Thông tư 216/2015/TT-BTC.
Theo
đó, Thông tư 216 quy định Danh mục hàng hóa có xuất xứ từ CHDCND Lào khi nhập
khẩu vào Việt Nam được áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế nhập khẩu ATIGA.
Đối với
hàng hóa quy định tại danh mục này không thuộc Biểu thuế ATIGA thì áp dụng giảm
50% mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
(Biểu thuế MFN) ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC (đối với hàng hóa
nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan kể từ ngày 3/10/2015 đến ngày 31/12/2015 thì
mức thuế suất MFN thực hiện theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC)…
Thông
tư mới quy định về sử dụng hóa đơn
Bộ Tài
chính vừa ban hành Thông tư 218/2015/TT-BTC quy định về việc sử dụng hóa đơn
đối với thương nhân thực hiện mua bán, trao đổi hàng hoá tại chợ biên giới, chợ
cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định 52/2015/QĐ-TTg.
Theo
quy định tại Thông tư, thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng
hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ
trong Khu kinh tế cửa khẩu phải sử dụng hóa đơn theo quy định.
Khi bán
hàng hóa có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần thì phải xuất hóa đơn giao
cho người mua và phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hóa. Trường hợp khi
bán hàng hóa từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc
không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ
“người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã
số thuế”.
Thông
tư 218/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 14/02/2016.
Quản lý
thuế đối với mua bán hàng hóa của cư dân biên giới
Theo
quy định tại Thông tư 217/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, hàng hóa nằm trong danh
mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nhưng vượt định mức miễn
thuế tại Quyết định 52 thì Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện tính thuế trên
tờ khai hàng cư dân biên giới và thu thuế ngay tại cửa khẩu, lối mở.
Hàng
hóa của cư dân biên giới nằm ngoài Danh mục hàng hóa mua bán trao đổi cư dân
biên giới thực hiện khai báo trên tờ khai hàng cư dân biên giới và phải thực
hiện đầy đủ các quy định về chính sách mặt hàng.
Đối với
các cửa khẩu chưa có kho bạc thu thuế tại cửa khẩu thì cơ quan hải quan viết
biên lai và thu thuế trực tiếp, việc chuyển số tiền thuế đã thu của người nộp
thuế vào ngân sách nhà nước thực hiện theo Điều 10 Thông tư 126/2014/TT-BTC.
Thông
tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2016.
Hướng
dẫn mới về thuế thu nhập doanh nghiệp 2016
Bộ Tài
chính vừa ban hành Thông tư 212/2015/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN) đối với hoạt động bảo vệ môi trường.
Theo
đó, chi phí thực hiện hoạt động quảng bá sản phẩm, phân loại rác tại nguồn theo
quy định Khoản 1 Điều 48 Nghị định 19/2015/NĐ-CP được tính vào chi phí được trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo số chi thực tế khi đáp ứng các điều
kiện sau:
Khoản
chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp; khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa,
dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có
chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ trường hợp không có chứng từ thanh
toán không dùng tiền mặt theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
Thông tư 212/2015/TT-BTC có hiệu lực từ 14/2/2016 và áp
dụng kể từ kỳ tính thuế năm 2016.
Chính
sách đặc thù phát triển Vườn ươm công nghiệp
Bộ Tài
chính vừa ban hành Thông tư 214/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế, chính sách ưu đãi
về hỗ trợ ngân sách nhà nước, thuế và tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
theo quy định tại Quyết định 1193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí
điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Vườn ươm công nghệ công
nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ.
Thông
tư quy định thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới ươm tạo
công nghệ cao trong các lĩnh vực tại Vườn ươm hoặc thu nhập doanh nghiệp từ
thực hiện dự án đầu tư mới ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao
được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao mà được ươm
tạo thành công tại Vườn ươm được áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời
hạn 15 năm, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp
theo.
Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2/2016 đến ngày 31/12/2020.
Chuyển
nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhà nước
Ngày
31/12/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 219/2015/TT-BTC hướng dẫn Nghị định
91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn và quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh
nghiệp.
Theo đó, việc chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh
nghiệp nhà nước được quy định như sau:
Đối với
chuyển nhượng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên: thực
hiện bán, chuyển nhượng với giá thỏa thuận trong trường hợp doanh nghiệp nhà
nước yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình hoặc chuyển nhượng cho thành
viên khác trong công ty; bán đấu giá công
khai hoặc thỏa thuận trực tiếp cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên.
Đối với
chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần: giá thoả thuận khi chuyển nhượng vốn (cổ
phiếu) đã đăng ký, niêm yết phải đảm bảo trong biên độ giá giao dịch (giới hạn
giao động giá của mã chứng khoán) tại ngày chuyển nhượng; và không được thấp
hơn giá cổ phiếu xác định theo giá trị sổ sách của công ty, căn cứ vào tổng giá
trị vốn chủ sở hữu chia cho vốn điều lệ của công ty tại thời điểm chuyển
nhượng.
Thông
tư 219/2015/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2016 và thay thế Thông tư
220/2013/TT-BTC .
Hai
phương thức khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN
Liên Bộ
Khoa học và Công nghệ - Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số
27/2015/TTLT/BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ
khoa học và công nghệ (KH&CN) sử dụng NSNN.
Theo
quy định tại thông tư, nhiệm vụ KH&CN được khoán chi theo một trong hai
phương thức. Thứ nhất, khoán chi đến sản phẩm cuối cùng: áp dụng đối với các
nhiệm vụ được xác định rõ tên sản phẩm cụ thể; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của
sản phẩm, đơn vị đo, mức chất lượng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt được; số lượng
quy mô sản phẩm tạo ra; địa chỉ ứng dụng; có
tổng dự toán các khoản chi sửa chữa, mua sắm tài sản, đoàn ra không quá 01 tỷ
đồng.
Thứ
hai, khoán chi từng phần: áp dụng đối với các nhiệm vụ không đủ điều kiện khoán
chi đến sản phẩm cuối cùng. Trong khoán chi từng phần, cơ bản các nội dung kinh
phí được thực hiện khoán chi (tiền công, hội thảo, công tác trong nước, …); chỉ
không khoán chi đối với các nội dung mua nguyên nhiên, vật liệu, phụ tùng chưa
được ban hành định mức kinh tế kỹ thuật; sửa chữa, mua sắm tài sản cố định,
đoàn ra.
Thông
tư liên tịch 27 có hiệu lực từ ngày 15/2/2016.
Quy
định mới về phí, lệ phí hàng hải
Bộ
trưởng Bộ Tài chính vừa ký ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BTC quy định về phí,
lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải. Thông tư có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 20/2/2016 và bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật khác trái
với quy định tại Thông tư này.
Theo
đó, Thông tư quy định cụ thể đối tượng chịu phí, lệ phí hàng hải theo biểu phí,
lệ phí hoạt động hàng hải quốc tế và hàng hải nội địa. Đồng thời kèm theo Danh
mục khu vực hàng hải trong khu vực quản lý của 25 cảng vụ hàng hải; trong đó
Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi gồm 03 khu vực hàng hải là khu vực đảo Lý Sơn, khu
vực Sa Kỳ và khu vực Dung Quất.
Giảm
thuế đối với một số hàng hóa môi trường
Bộ Tài
chính vừa ban hành Thông tư 05/2016/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu
ưu đãi đối với một số hàng hóa môi trường trong APEC thuộc nhóm 84.19 và 84.21
tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Theo
đó, thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với các loại thiết bị đun nước nóng, máy và
thiết bị lọc hoặc tinh chế chất lỏng… sẽ giảm từ 10% về mức 5%.
Cụ thể,
mã hàng hóa: 8419.19.10 - Loại sử dụng trong gia đình; mã hàng hóa: 8419.19.90
- Loại khác; mã hàng hóa: 8421.21.11 - Máy và thiết bị lọc sử dụng trong gia
đình; mã hàng hóa: 8421.21.19 - Loại khác; mã hàng hóa: 8421.21.23 - Không hoạt
động bằng điện.
Thông
tư 05/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/2/2016.
Hướng
dẫn chi phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV
Theo
quy định tại Thông tư 06/2016/TT-BTC, kinh phí phục vụ cho công tác bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 -
2021sẽ do ngân sách Trung ương đảm bảo, căn cứ tình hình thực tế, các địa
phương xem xét, quyết định bổ sung kinh phí từ ngân sách địa phương để phục vụ
cho công tác bầu cử tại địa phương.
Kinh
phí phục vụ cho bầu cử gồm: Chi xây dựng các báo cáo, văn bản hướng dẫn; chi in
ấn tài liệu; chi vận hành trang thông tin điện tử; chi cho an ninh, trật tự,
thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn và vận động bầu cử; chi tổ chức các hội
nghị; chi cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát; chi công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chi
phí hành chính....
Các
khoản này phải được các cơ quan, đơn vị quản lý chặt chẽ, chi tiêu theo đúng
chế độ, đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm chi cho ngân sách.
Thông
tư này có hiệu lực từ ngày 29/2/2016./.
Theo thoibaotaichinhvietnam.vn