1. Theo ông, kiểm toán nội bộ trong quy trình quản lý rủi ro
và quản lý hoạt động nói chung trong
doanh nghiệp tư nhân và cơ quan nhà nước tại Việt Nam có tầm quan trọng như thế
nào?
Kiểm toán nội bộ là một hoạt động vô cùng cần thiết, một
trong những quy trình quản trị có hiệu quả tại công ty. Trước hết, đội ngũ lãnh
đạo có phận sự phải đưa công ty vào quy trình tổ chức và kiểm soát nội bộ tốt.
Thứ hai, họ phải đưa ra một quy trình quản lý rủi ro và tuân thủ quy trình một
cách hiệu quả. Thứ ba, họ phải xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ để tư vấn cho
đội ngũ lãnh đạo dịch vụ bảo đảm một cách toàn diện, dựa trên sự khách quan và
độc lập.
2. Với vai trò là Trưởng bộ phận Kiểm toán nội bộ, ông có thể
chia sẻ vài kinh nghiệm tổ chức thực
hiện kiểm toán nội bộ của Úc và một số quốc gia khác mà có thể áp dụng được tại
Việt Nam?
Trong việc thiết lập chức năng và bộ phận kiểm toán nội bộ có một số
bước quan trọng như sau:
Lãnh đạo:Việc bổ nhiệm đúng người lãnh đạo
kiểm toán nội bộ là một điều rất cần thiết. Họ cần phải có những kĩ năng chuyên
môn, giao tiếp và kỹ năng tổ chức phù hợp với chức vụ.
Nguồn lực: Bộ phận kiểm toán nội bộ có thể dựa
trên nguồn lực trong công ty, ngoài công ty hoặc là sự kết hợp giữa nguồn lực
trong và ngoài. Nhưng bất kể nguồn lực đó được xây dựng như thế nào, trách
nhiệm kiểm toán nội bộ phải do những người của công ty đó gánh vác. Người của
công ty phải có trách nhiệm đạt được kết quả như mong muốn.
Sự kỳ
vọng: Việc
nắm rõ kỳ vọng của các đối tác và cổ đông đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ban
Lãnh đạo và điều hành cần xác định kiểm toán nội bộ sẽ bổ sung giá trị nào cho
công ty chứ không chỉ làm gia tăng chi phí quản lý nói chung.
Mục tiêu: Xác định rõ mục tiêu của kiểm toán
nội bộ - Nếu bạn xác định được rõ kỳ vọng và kết quả, bạn có thể áp dụng các công
cụ đo lường hoạt động để đánh giá mức độ thành công.
Kế hoạch
kiểm toán:Thiết
lập kế hoạch kiểm toán chiến lược bao gồm việc xác định tất cả những hoạt động
có thể được kiểm toán trong công ty/ tổ chức trong khoảng thời gian từ 3 đến 5
năm dựa trên cơ sở là khả năng chấp nhận rủi ro và tầm quan trọng chiến lược
của các hoạt động này với tổ chức.
Ngân sách:
Việc
thiết lập ngân sách cho hoạt động kiểm toán nội bộ phải gắn kết chiến lược với
các nguồn lực để đạt được kết quả như mong đợi.
Xác định những mục tiêu tầm thấp: Bạn cần đạt được một số kết quả
nhất định trong khoảng thời gian ngắn nhất để xây dựng sự tín nhiệm. Trong vòng
100 ngày đầu tiên khi bắt đầu triển khai hoạt động kiểm toán nội bộ, bạn sẽ có
thể chứng minh một vài giá trị nhất định.
Kỹ năng: Tiếp tục đánh giá nhu cầu của công
ty và các kĩ năng cần có trong kiểm toán nội bộ. Đôi khi mọi người hay tập
trung vào số lượng nhân viên thay vì những kỹ năng cần có. Điều quan trọng nhất
vẫn là kỹ năng, năng lực và năng suất của từng người trong đội ngũ kiểm toán
nội bộ công ty.
Phương pháp
và Công nghệ:
Bạn cần tiếp cận một cách phù hợp và chính thống với các cuộc phỏng vấn, với
việc quản lý tài liệu, báo cáo, lưu trữ tài liệu và tất cả các quy trình khác có
liên quan tới kiểm toán nội bộ. Về mặt công nghệ, bạn cần có một hệ thống cụ
thể hỗ trợ công việc của bạn, ví dụ như hệ thống CAAT.
Truyền thông: Thiết lập một quy trình truyền đạt
thông tin chính thức, qua đó bạn có thể đưa thông tin đến các bộ phận được kiểm
toán, ban lãnh đạo và ban kiểm toán một cách nhất quán.
Đánh giá: Làm thế nào bạn đánh giá được mức
độ hiệu quả của kiểm toán nội bộ? Bạn có thể sử dụng phương pháp thẻ điểm cân
bằng trong đó tập trung vào 4 điều: học hỏi và phát triển, các quy trình kinh
doanh, quan điểm của khách hàng và quan điểm tài chính.
3. Ông có thể chia sẻ những gợi ý, đề xuất để phát triển kế
hoạch kiểm toán nội bộ trong ngắn và dài hạn cho các doanh nghiệp tư nhân và cơ quan nhà nước tại Việt Nam?
Có một điều rất quan trọng là bạn cần hiểu việc quản lý rủi
ro cũng cần tương xứng với khả năng chấp nhận rủi ro của tổ chức bởi vì rủi ro
sẽ cho phép các nhà kiểm toán nội bộ phát triển các nguồn lực phù hợp để đưa ra
sự đảm bảo cho các rủi ro đó.
Ban kiểm toán nội bộ cần thiết lập một kế hoạch kiểm toán,
xác định tất cả các hoạt động có thể được kiểm toán và cần đánh giá mức độ rủi
ro của các hoạt động đó. Kế hoạch kiểm toán cần được xây dựng cho giai đoạn từ
3 đến 5 năm cho tương xứng với nguồn lực mà bạn có để thực hiện kế hoạch. Bỏ đi
các mục rủi ro thấp và tập trung vào rủi ro ở mức độ trung bình hoặc cao, đó sẽ
là những trọng tâm trong vấn đề kiểm soát nội bộ.
4. CPA Australia có thể hỗ trợ những gì để phát triển năng
lực chuyên môn của các kiểm toán viên nội bộ tại Việt Nam?
CPA Australia là một trong những tổ chức nghề nghiệp kế toán
lớn nhất thế giới với số lượng hội viên lên đến hơn 155.000 và đang làm việc
tại 118 quốc gia trên toàn thế giới, với hơn 25.000 hội viên làm việc ở các vị
trí lãnh đạo cấp cao.
Việc quan trọng cần làm là xác định những năng lực cần thiết
để trở thành một kiểm toán viên nội bộ thành công tại thị trường Việt Nam. CPA
Australia hiện đang tiến hành rất nhiều hoạt động trên toàn thế giới với các
CEO và CFO trong việc xác định các năng lực cần thiết để thành công - bao gồm
những kĩ năng chuyên môn, khả năng lãnh đạo và các đặc điểm hiệu quả cá nhân.
Các doanh nghiệp thường phải tiến hành phân tích khoảng cách
giữa những năng lực mà họ đã có với những năng lực họ cần có. Điều này giúp họ
đảm bảo rằng nguồn lực được tập trung để lấp đầy khoảng cách đó. CPA Australia
có thể cùng hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức để cung cấp các dịch vụ
này.
CPA Australia cũng có thể mở ra những cơ hội học tập trực
tuyến để hỗ trợ phát triển những khả năng cần thiết và người học có thể truy
cập ở bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.
CPA Australia cũng hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp và các
cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến kiểm toán nội bộ.
Xin cảm ơn
ông! PV
|