Đó
là thông điệp từ báo cáo Chỉ số niềm tin Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do tập
đoàn tư vấn A.T. Kearney công bố gần nhất. Từ việc thu thập những phản hồi của
các giám đốc điều hành trên toàn cầu, báo cáo Chỉ số này nhằm mục đích giúp nhận
định những mô hình đầu tư nước ngoài đang phát triển.
Dưới
đây là những xu hướng đầu tư nước ngoài nổi bật nhất
Các dòng đầu tư
trực tiếp nước ngoài trên toàn cầu đang phát triển nhanh…
Tập đoàn A.T. Kearney cho
biết dòng vốn FDI toàn cầu đã tăng lên khoảng 1,7 nghìn tỷ $ trong năm 2015, mức
cao nhất kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra năm 2007.
"Hơn nữa, phần lớn các giám đốc điều hành cũng tin rằng FDI sẽ trở nên
quan trọng hơn đối với lợi nhuận doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh trong những
năm tới. "
… và dòng vốn
FDI cũng vẫn có thể phát triển nhanh hơn nữa
Hơn 70% các giám đốc điều
hành mà A.T. Kearney phỏng vấn đều có kế hoạch tăng vốn FDI trong vòng 3 năm
tới. Các giám đốc điều hành đề cập đến sự sẵn có của các mục tiêu đầu tư có
chất lượng cao, môi trường kinh tế và động lực ngoại hối thuận lợi. Tuy nhiên
tập đoàn tư vấn A.T. Kearney cũng gợi ý rằng các giám đốc nên nhìn nhận các
khoản đầu tư như là cách ngăn ngừa quan điểm bảo vệ nền công nghiệp trong nước
đang gia tăng ở nhiều quốc gia.
Nước Mỹ vẫn dẫn đầu (nhưng liệu có bị ảnh hưởng
bởi cuộc bầu cử 2016?)

Năm thứ tư liên tiếp, Mỹ lại dẫn đầu Chỉ số niềm tin với
42% số người được hỏi lạc quan hơn vào nền kinh tế Mỹ hơn so với một năm trước
đây. Mỹ được coi là một điểm đến có rủi ro thấp hơn so với các thị trường mới nổi.
Tuy nhiên, một tỷ lệ đáng kể các giám đốc điều hành cho biết họ sẽ giảm vốn FDI
vào Mỹ nếu nước này lựa chọn một tổng thống theo con đường vận động cử tri (cánh
tả hay cánh hữu) trong cuộc bầu cử tháng Mười Một tới.
Tây Âu vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư.
Mười ba (13) trong số 25
quốc gia có chỉ số niềm tin cao nhất đến từ khu vực này, trong đó có Đức đứng ở
vị trí thứ tư, Vương quốc Anh đứng thứ năm và Pháp nắm vị trí thứ tám. Tỷ giá
đồng euro giảm và thể chế lớn mạnh của khu vực này là những lý do chính giúp
Tây Âu thu hút vốn đầu tư.
Trung Quốc vẫn đứng ở vị trí thứ hai
Quốc gia vốn dẫn đầu về
Chỉ số niềm tin trong cả một thập kỷ giờ đứng ở vị trí thứ hai. Tuy nhiên, năm
nay các nhà đầu tư đều tỏ ra thận trọng hơn, một số người trong số họ cho biết,
họ sẽ giảm đầu tư FDI vào Trung Quốc nếu những biến động kinh tế của quốc gia
này vẫn còn tiếp diễn.
Các thị trường
mới nổi bớt được quan tâm
Các thị trường mới nổi chiếm
tới 70% các quốc gia có mặt trong Chỉ số Niềm tin năm 2010 và hơn một nửa trong
năm 2013. Tuy nhiên đến năm 2016, các thị trường phát triển chiếm tới 80% của
25 quốc gia có chỉ số cao nhất. Tập đoàn A.T.Kearney cho biết, điều này có thể
phản ánh thực tế rằng “các quốc gia phát triển lại một lần nữa là những người
đóng góp chính và sự tăng trưởng GDP thực tế trên toàn cầu”
Các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương vẫn thu
hút tốt các nguồn vốn đầu tư
Ấn Độ lại lọt vào Top 10
trong Chỉ số niềm tin khiến quốc gia này trở thành một “trường hợp ngoại lệ
trong xu hướng giảm sút niềm tin của các nhà đầu tư tại những thị trường mới
nổi lớn” theo như A.T. Kearney cho biết.
Singapore vượt lên vị trí
số 10, Nhật Bản và Úc nâng cao vị trí trong Top 10, Đài Loan và Thái Lan cùng
lọt vào danh sách Index.
Tập đoàn tư vấn này cũng lưu
ý rằng các thị trường mới nổi và các quốc gia vùng biên giới của châu Á đã thu
hút được dòng vốn FDI cao nhất so với các khu vực khác trong năm 2015 và hy
vọng rằng “Châu Á tiếp tục là điểm đến được yêu thích của dòng vốn FDI”.
Bài viết này được đăng lần đầu tiên trên tạp chí
INTHEBLACK của CPA Australia. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại intheblack.com